Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (24.9) còn đặt ra vấn đề giải quyết tình trạng giảng viên đuổi sinh viên ra khỏi lớp học, giảng viên chửi sinh viên là "óc trâu", sinh viên văng tục và đòi "lên phòng đào tạo solo với thầy"…. như diễn ra thời gian gần đây.
Không có tiền lo cho cha mẹ bữa cơm cuối cùng tươm tất
Đó là câu chuyện nghẹn ngào của giáo viên một trường mầm non tư thục ở Q.Tân Phú (TP.HCM). Cả cha và mẹ của giáo viên này vừa mất vì Covid-19 và cô mang mãi niềm ân hận “bản thân không có tiền để lo được bữa cơm tươm tất cho cha mẹ trước khi cả hai người mất”. Là giáo viên mầm non, 2 năm nay công việc của cô liên tục bị gián đoạn vì dịch Covid-19. Từ sau tết 2021, cô cũng chỉ đi làm được hơn 2 tháng, rồi trẻ nghỉ học phòng dịch từ đầu tháng 5 tới nay, cũng chừng đó thời gian cô mất nguồn thu nhập.”Nếu như được hỗ trợ sớm hơn một chút, tôi đã có thể mua được đồ ăn, chuẩn bị cho cha mẹ em một bữa cơm cuối tươm tất trước khi họ đi", giáo viên này khóc nức nở chia sẻ với phóng viên Thanh Niên.
Nhiều câu chuyện đau lòng hơn thế khiến bạn đọc rơi nước mắt trước hoàn cảnh vô cùng khốn khó của nhiều giáo viên, nhân viên trong ngành giáo dục suốt mấy tháng trời nay do bị mất việc vì dịch Covid-19 đến mứcmong một bữa ăn có thịt, cá sẽ tiếp tục ghi nhận trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (24.9).
|
“Phương thuốc” để ứng xử thầy trò đẹp hơn khi học trực tuyến
Học trực tuyến còn kéo dài, không phải ngày một ngày hai đã kết thúc, làm sao để phòng ngừa, khắc phục những tình huống nghịch tai có thể xảy ra giữa thầy - trò như những vụ việc vừa qua?
Các chuyên gia tâm lý đã có những chia sẻ với phóng viên Thanh Niên để tìm ra “phương thuốc” giải quyết tình trạng này.
Có chuyên gia cho rằng dạy và học trực tuyến đã trở thành một xu hướng chung và phù hợp với tình hình dịch bệnh còn kéo dài nên cần loại bỏ kiểu suy nghĩ “chắc chỉ học một thời gian ngắn”, hay “học trực tuyến ấy mà, cho qua là xong”. Trong thời gian học trực tuyến, nếu có những sự cố ngoài ý muốn, đặc biệt là những mâu thuẫn phát sinh, những tình huống “tréo ngoe”… giữa thầy và trò thì người thầy cũng phải cầm trịch để xử lý tình huống. Người thầy có thể chuyển những tranh cãi thành tranh luận, trên trên nền tảng của tri thức và tình nghĩa thầy - trò.
Còn nhiều “phương thuốc” khác cho cả thầy và trò khi học trực tuyến, đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh gây nhiều bất ổn về tâm lý sẽ được nêu lên trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (24.9).
Bình luận (0)