Tại cuộc tọa đàm Đổi mới thi, thực tiễn và những vấn đề đặt ra, do Báo
Đại biểu nhân dân, cơ quan ngôn luận của Quốc hội, tổ chức hôm nay (14.9) tại Hà Nội, TS Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD-ĐT, đã nêu ưu điểm của kỳ thi tuyển sinh đại học (ĐH) theo phương thức 3 chung trước
|
|
Tại tọa đàm, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT, cho biết kỳ thi THPT quốc gia đã thực hiện được 4 năm, với quy chế và quy trình chặt chẽ theo hướng năm sau cụ thể hơn, chi tiết hơn.
Trao đổi với các khách mời, ông Nguyễn Quốc Thắng, Phó tổng biên tập Báo Người đại biểu, đặt vấn đề: Quy trình chặt chẽ, nhưng phải chăng quy trình chưa giúp cơ quan quản lý, cơ quan giám sát phát hiện được việc có gian lận trong quá trình thanh tra kiểm tra?.
Trong khi đó, theo ông Thắng, lẽ ra với một quy trình chặt chẽ thì thanh tra kiểm tra phải là những người đầu tiên phát hiện ra sai phạm. Mặt khác, việc chính những người tham gia quy trình là những người vi phạm thì liệu đó có phải là vấn đề của quy trình?
|
|
|
đây, và cho rằng kỳ thi THPT quốc gia cần phải tiếp thu được ưu điểm này.
Theo TS Ngọc, ưu điểm nổi bật của kỳ thi “3 chung” là cực kỳ nghiêm túc, vì thế đảm bảo tính khách quan và công bằng. Muốn “tiếp thu” được ưu điểm này thì phải làm giống “3 chung”, kỳ thi do các trường ĐH coi thi, chấm thi, tách địa phương ra khỏi khâu thi.
“Trong suốt 13 năm thi “3 chung”, tôi với tư cách là Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, luôn là người thống kê, luôn phát hiện và ghé tai các “thủ trưởng” là đừng tin vào kết quả thi tốt nghiệp THPT để mà xét tuyển ĐH, vì kết quả 2 kỳ thi này vênh nhau. Tôi có trong tay số liệu kết quả cả 2 kỳ thi, nên tôi mới có cơ sở khuyên là đừng có bao giờ làm việc đó”, TS Ngọc nói.
TS Ngọc góp ý: "Chúng ta muốn tiếp thu thành quả của "3 chung" thì phải làm thế này: Định làm cái gì liên quan tới xét tuyển ĐH thì phải do ĐH chủ trì, đừng để địa phương can thiệp. Nếu còn tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, cứ đến đoạn “dính” tới thi và tuyển sinh ĐH là phải do ĐH chủ trì, không để địa phương chủ trì".
Theo TS Ngọc, vai trò của khâu thống kê rất quan trọng. TS Ngọc nhận xét: “Tất cả những người làm quản lý, nếu không dựa vào số liệu thống kê thì không khác gì đi máy bay mà không có radar dẫn đường. Chắc chắn là đi sai đường”.
Vì thế, TS Ngọc đề xuất, Bộ GD - ĐT nên chủ động chính thức công bố toàn bộ số liệu thống kê kết quả luôn sau khi có kết quả thi, không để cho các tổ chức khác ở ngoài xã hội tự thống kê rồi kèm theo đó là các bài bình luận. “Tôi đề nghị Bộ khi có điểm là thống kê và công bố. Bộ mà không công bố thì anh khác cũng nhăm nhe công bố, mà có khi dữ liệu của họ không đủ, nên mình mang tiếng”, TS Ngọc chia sẻ.
Cũng theo TS Ngọc, còn một hệ thống đóng vai trò quan trọng nữa, đó là phần mềm (phân hệ) quản lý điểm thi. Nhờ phân hệ này mà cơ quan chức năng mới phát hiện ra những kết quả thi có biểu hiện của sự gian lận.
Ông Ngọc nhớ lại, chính nhờ hệ thống công nghệ thông tin mà chúng ta mới có thể thống kê, vẽ phổ điểm, đánh giá để điều chỉnh đề thi. Bởi sau khi thống kê xong là biết ngay mức độ phân hóa đề thi, phân hóa học sinh của đề thi đó như thế nào.
"Những năm “3 chung”, trước khi các tổ ra đề vào khu vực cấm để làm đề, bao giờ Cục Công nghệ thông tin cũng cung cấp đầy đủ phổ điểm của tất cả những năm trước, để cho các thầy của tất cả các tổ đề nhìn vào phổ điểm đó biết ngay phải điều chỉnh cái gì. Ví như môn sử, có những năm chỉ có 1 với 2 thôi, thì bên Công nghệ thông tin đã phát hiện ra phổ điểm bất bình thường đó mà cảnh báo với tổ ra đề, để còn điều chỉnh. Chẳng hạn như phải thay đổi thầy ra đề, vì thầy ra
đề quá khó, hàn lâm quá”, TS Ngọc nói.
TS Quách Tuấn Ngọc cũng cho rằng, khâu ra đề thi là một vấn đề trong đổi mới thi cử. Trước kế hoạch của Bộ GD-ĐT là sẽ thành lập các trung tâm khảo thí độc lập, các trung tâm này sẽ tổ chức cho học sinh làm bài thi trên máy tính, TS Ngọc cho rằng đó chỉ là lý thuyết. Bởi xây dựng một bộ đề, một kho đề, một thư viện đề đâu có phải dễ.
"Chúng tôi từng ngồi hội thảo, đã bàn về cái này. Ngay cả mình muốn bỏ tiền ra mua đề, "người ta" (các tổ chức quốc tế chuyên tổ chức các kỳ thi chuẩn hóa - phóng viên) còn không thèm bán. Mình có muốn tự làm bộ đề cũng đâu phải dễ. "Người ta" có đến mấy chục năm, mình chỉ mới có mấy năm thôi mà cứ đòi học theo. Cho nên chúng ta phải thực tế. Trong bối cảnh thực tế của Việt Nam hiện nay, chúng ta đừng có nghĩ có một trung tâm khảo thí độc lập. Bây giờ còn có Bộ GD-ĐT, còn điều khiển được. Tôi hỏi thật sự, một trung tâm khảo thí độc lập với tư cách tư nhân, cứ cho thi đấy, thì độ tin cậy có đảm bảo không? Lấy đâu ra mà tin?", TS Ngọc nói.
|
Bình luận (0)