Theo đề án tuyển sinh Trường ĐH Luật TP.HCM, phương thức tuyển sinh được thực hiện qua 2 giai đoạn xét tuyển.
tin liên quan
Điểm sàn chính thức Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM từ 15-24Trong đó giai đoạn 1 là thực hiện sơ tuyển căn cứ vào điểm thi THPT quốc gia năm 2019 của thí sinh (chiếm tỷ trọng 60% điểm trúng tuyển) và điểm học bạ của thí sinh trong 3 năm học THPT (chiếm tỷ trọng 10% điểm trúng tuyển).
Kết quả, có 3.799 thí sinh vượt qua giai đoạn sơ tuyển này. Điểm xét tuyển (đã bao gồm điểm ưu tiên theo khu vực và đối tượng) của các tổ hợp là khác nhau đối với từng ngành mà thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển.
Sau khi tính 10% điểm học bạ và 60% điểm thi THPT quốc gia, thì điểm tối thiểu mà các thí sinh cần phải đạt để vượt qua giai đoạn 1 là:
Ở giai đoạn 2, thí sinh đủ điều kiện ở giai đoạn 1 được tham gia kỳ kiểm tra năng lực vào ngày 21.7 tới.
Cấu trúc đề kiểm tra năng lực: bao gồm 4 nhóm kiến thức: Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; Kiến thức xã hội tổng hợp (gồm kiến thức phổ quát về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, gia đình, giới tính, lịch sử, địa lý, nông thôn; quan niệm của thí sinh về công bằng xã hội, quyền con người; đạo đức công dân); Kiến thức về pháp luật; Tư duy lôgíc và khả năng lập luận.
Hình thức kiểm tra trắc nghiệm trên giấy trong 75 phút (100 câu theo thang điểm 30). Kết quả sẽ công bố vào 24.7.
Thạc sĩ Lê Văn Hiển, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM, cho biết sau khi trường công bố điểm xét tuyển và danh sách thí sinh dự kiến trúng tuyển, thí sinh không trúng tuyển hoặc thí sinh có tên trong danh sách dự kiến trúng tuyển nhưng không còn nguyện vọng học tại trường này vẫn còn 6-8 ngày để điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển vào các trường khác.
Bình luận (0)