5 phương thức tuyển sinh linh hoạt
Năm 2019, Trường đại học Văn Lang dự kiến tuyển 5.710 chỉ tiêu đại học. Để tạo thuận lợi cho thí sinh và ổn định tuyển sinh, trường duy trì hầu hết các phương thức, tổ hợp xét tuyển và lộ trình tuyển sinh như năm 2018; đồng thời bổ sung thêm 2 phương thức tuyển sinh mới phù hợp với bối cảnh tuyển sinh năm 2019 và tăng cơ hội xét tuyển cho thí sinh. Theo đó, năm 2019, Trường đại học Văn Lang sẽ có 05 phương thức xét tuyển đại học:
- Xét điểm thi THPT quốc gia 2019: theo lộ trình của Bộ GD-ĐT.
- Xét học bạ THPT (lớp 12): tuyển sinh đợt 1 từ ngày 2.5.2019.
- Xét điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM: xét tuyển đợt 1 từ 16.4.2019.
- Kết hợp xét điểm thi THPT quốc gia 2019 và học bạ THPT: phương thức linh hoạt điểm cho thí sinh.
- Xét tuyển kết hợp thi tuyển môn năng khiếu đối với 7 ngành đặc thù: Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ họa, Thiết kế công nghiệp (Thiết kế sản phẩm), Thiết kế nội thất, Kiến trúc, Piano, Thanh nhạc.
Dự kiến, Trường đại học Văn Lang dành 50% chỉ tiêu xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia 2019; 50% chỉ tiêu còn lại dành cho những phương thức xét tuyển khác.
Bảng ngành và tổ hợp xét tuyển của Trường đại học Văn Lang năm 2019
|
Về điều kiện xét tuyển cụ thể, Trường đại học Văn Lang tuân thủ quy định hiện hành của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với ngành Dược học sẽ theo mức điểm do Bộ GD-ĐT quy định (nếu thí sinh xét bằng điểm thi THPTQG 2019), hoặc phải từ 24 điểm trở lên đồng thời học bạ lớp 12 xếp học lực giỏi (nếu thí sinh xét tuyển bằng học bạ). Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với ngành Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm Y học sẽ theo mức điểm do Bộ GD-ĐT quy định (nếu thí sinh xét bằng điểm thi THPT QG 2019), hoặc phải từ 19,5 điểm trở lên đồng thời học bạ lớp 12 xếp học lực từ loại khá (nếu thí sinh xét tuyển bằng học bạ).
Mở ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô đáp ứng nhu cầu nóng của thị trường
Năm 2019, ngoài 30 ngành đã tuyển sinh trong năm 2018, Trường Văn Lang mở thêm ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô, chỉ tiêu tuyển sinh trong năm đầu tiên là 50 sinh viên.
Trong những năm gần đây, công nghiệp ô tô là ngành mũi nhọn được Chính phủ ưu tiên trong chiến lược phát triển. Trước bước chuyển mình mạnh mẽ của thị trường ô tô Việt Nam và những tiềm năng của ngành trọng điểm này, liên tục trong nhiều năm qua, Trung tâm dự báo nguồn nhân lực và thị trường lao động TP.HCM đã đưa ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô vào danh mục ngành “hot” về nhu cầu tuyển dụng. Các tập đoàn ô tô nước ngoài hàng đầu ở Việt Nam như Honda, BMW, Toyota,… hằng năm đều đặn “chiêu mộ” người tài nhưng vẫn thiếu, do nguồn nhân lực am hiểu về công nghệ kỹ thuật ô tô ở bậc đại học đang thiếu hụt.
Trường đại học Văn Lang có kinh nghiệm đào tạo đa ngành, có nền tảng về nhóm ngành Kỹ thuật. Với định hướng đào tạo theo hướng ứng dụng, sinh viên theo học ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô, được trang bị những kiến thức chuyên sâu về cơ khí ô tô, cơ cấu khí hệ thống điều khiển. Sinh viên được nhà trường chú trọng thực hành nâng cao tay nghề, áp dụng những kiến thức và kỹ năng được học tại các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô, showroom lớn tại TP.HCM.
Khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhiệm công việc tại các cơ sở vận hành - sửa chữa ô tô, cơ sở kinh doanh ô tô, nhà quản lý, kỹ sư Công nghệ kỹ thuật ô tô, chế tạo ô tô,… với nhiều cơ hội thăng tiến và mức thu nhập hấp dẫn.
|
Ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô Trường ĐH Văn Lang xét tuyển theo 4 tổ hợp:
- Toán-Lý-Hóa (A00),
- Toán-Lý-Anh (A01),
- Toán-Văn-Lý (C01),
- Toán-Văn-Anh (D01).
Thời gian đào tạo: 4 năm.
Văn bằng: Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật ô tô.
Bình luận (0)