Câu hỏi đặt ra có phải thầy cô ngày nay dạy rất giỏi nên cho ra thế hệ học sinh xuất sắc ở tiểu học và giỏi ở THCS ngày càng tăng?
Điều này xin nhường lại cho lãnh đạo ngành giáo dục, xã hội trả lời. Bản thân tôi là giáo viên có 33 năm giảng dạy ở trường THCS, xin được chia sẻ những trăn trở của mình.
Nhà trường và gia đình đều chung trách nhiệm
Trước hết xuất phát từ cái gốc rễ của bệnh thành tích trong giáo dục vẫn còn. Giáo viên chủ nhiệm muốn lớp có nhiều học sinh giỏi để được ban giám hiệu khen là dạy giỏi, tay nghề vững và cũng là tiêu chí thi đua cuối năm. Còn giáo viên bộ môn thì để đạt chỉ tiêu về chất lương bộ môn do mình giảng dạy. Hiệu trưởng thì luôn muốn trường có thành tích đạt nhiều học sinh giỏi trường, huyện, tỉnh để cuối năm đưa vào tiêu chí xếp loại danh hiệu của trường.
Đối với thầy cô giáo, dù được xem là người cầm cân nảy mực nhưng đôi khi cũng vì tình cảm thương học trò nên dẫn đến việc coi kiểm tra, chấm điểm chưa thật nghiêm túc, nhất là đối với loại điểm kiểm tra thường xuyên(hệ số 1). Khi kiểm tra bài cũ, học sinh không học bài, thay vì cho điểm kém nhưng do lo chất lượng cuối năm nên nhiều thầy cô cho các em nợ để hôm sau kiểm tra lại đạt 9,10. Việc làm này là có tình nhưng về lý là không đúng. Hoặc cuối năm có trường hợp giáo viên chủ nhiệm đi xin điểm cho để học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi. Ngoài ra, nhiều trường còn quy định nếu bài kiểm tra hơn 2/3 lớp dưới điểm trung bình thì báo nhà trường có thể cho kiểm tra lại để có điểm số đẹp hơn... Những việc làm này của thầy cô cũng là nguyên nhân góp phần lạm phát học sinh giỏi.
tin liên quan
Tăng học sinh giỏi do cách xét tuyển như... mơVề phía học sinh, tuy không phải là tất cả song nhiều em bằng nhiều cách khác nhau thiếu trung thực trong kiểm tra để có được điểm số càng cao càng tốt đối phó với thầy cô, cha mẹ. Nhiều học sinh nhờ copy bài bạn trong kiểm tra nên điểm cao nhưng thực chất không phải là điểm số của mình. Xảy ra điều này một phần do thầy cô chưa thật nghiêm túc trong kiểm tra. Là giáo viên, tôi đã từng phát hiện rất nhiều học sinh với đủ hình thức quay cóp bài của bạn, tài liệu trong giờ kiểm tra. Nếu không bị phát hiện, học sinh nắm chắc điểm 9,10. Vậy nên phụ huynh đừng xem điểm số là thước đo năng lực của con em mình.
Cha mẹ nào không tự hào, hãnh diện khi con đạt được thành tích học giỏi, xuất sắc. Để đạt được điều này, nhiều phụ huynh đua nhau cho con học thêm, luyện thi ở trường, trung tâm, tại gia... đồng thời gây áp lực tạo nên sự đua tranh không cần thiết bởi mỗi học sinh có năng lực khác nhau.
Cần trở về với chữ 'thật'
Góp phần tăng số lượng ngày càng nhiều học sinh giỏi còn là do quy chế đánh giá, xếp loại theo Thông tư 58. Việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh như hiện nay thì những môn học được đánh giá bằng điểm số theo Thông tư 58 không còn phù hợp nữa. Vì vậy rất Bộ GD-ĐT trong việc cũng nên đổi mới việc đánh giá, xếp loại học sinh cho phù hợp.
Để không còn những điểm số ảo, tôi mong rằng chúng ta hãy trả lại sự công bằng trong dạy- học. Đó là thầy cô thực hiện đúng phương châm "Dạy thật - học thật - thi thật - chất lượng thật” để các em đến trường vì niềm vui, hạnh phúc chứ không phải vì điểm số, thành tích, danh vị…
Quy định xếp loại học sinh giỏi
Điều 13 Thông tư 58 quy định học sinh xếp loại giỏi nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây: Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của một trong 2 môn toán, ngữ văn từ 8,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên. Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5. Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
|
Bình luận (0)