>> Thích học nghề hơn ĐH
>> Bỏ học nghề vì chán học các môn văn hóa
>> Giảm 50% học phí cho học sinh tốt nghiệp THCS học nghề
>> Hỗ trợ học nghề cho lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp
>> Học nghề - Tương lai và tiếng nói của bạn
>> Đẩy mạnh việc hỗ trợ cho thanh niên học nghề và giải quyết việc làm
Chương trình giao lưu tư vấn hướng nghiệp sẽ cung cấp cho bạn trẻ thông tin về các cơ hội học nghề để lập nghiệp, chính sách hỗ trợ về học nghề, định hướng chọn ngành nghề phù hợp với nhu cầu thị trường lao động hiện nay.
Chương trình có sự tham gia của các khách mời: ông Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo; ông Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; ông Nguyễn Tri Quang, Giám đốc Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và giới thiệu việc làm thanh niên thành phố Hồ Chí Minh và ông Phạm Văn Tiến, Phó vụ trưởng Vụ Học sinh, sinh viên – Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội.
Anh Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư T.Ư Đoàn phát biểu tại buổi giao lưu - Ảnh: N.Tuấn |
Diễn ra trong khoảng thời gian 120 phút, chương trình giao lưu trực tuyến có chủ đề: Tư vấn hướng nghiệp và học nghề cho thanh niên. Các khách mời sẽ giải đáp mọi băn khoăn của học sinh, sinh viên nói riêng và thanh niên nói chung trước ngưỡng cửa chọn nghề để lập nghiệp.
Các chuyên gia sẽ cung cấp thông tin hữu ích về các ngành nghề có tỷ lệ việc làm cao, cơ hội học tập cho những bạn chưa đỗ vào các trường ĐH, CĐ… Dưới góc độ các cơ quan quản lý nhà nước, các vị khách mời sẽ tư vấn, giúp cộng đồng xã hội nhìn nhận đúng về giá trị bằng cấp, vị trí nghề nghiệp trong bối cảnh hiện nay.
|
Học càng cao càng dễ thất nghiệp
Thực trạng cử nhân, thạc sĩ, thậm chí cả tiến sĩ phải quay trở lại học ở bậc học thấp hơn để có việc làm không còn là điều lạ trong mấy năm trở lại đây. Theo ông Hoàng Hữu Niềm, Trưởng phòng giáo dục chuyên nghiệp, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, hiện nay con số này ngày càng tăng lên do tỷ lệ người có trình độ từ cử nhân trở lên thất nghiệp ngày càng tăng.
|
Lý do chính của tình trạng thất nghiệp này, theo ông Nguyễn Bá Ngọc, Phó viện trưởng Viện Khoa học Lao động xã hội (Bộ Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội), là do chất lượng đào tạo trong các trường đại học chưa cao nên lao động mới tốt nghiệp không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các cơ quan, doanh nghiệp.
Ông Hoàng Hữu Niềm cũng cho rằng, dù chưa có thống kê đầy đủ nhưng số cử nhân của Hà Nội thất nghiệp rất lớn do số lượng đào tạo đã vượt quá nhu cầu sử dụng. Nhiều bậc cha mẹ cứ cố cho con vào đại học nhưng chưa biết ra trường sẽ làm gì. Có những ngành đã quá thừa lao động nên không có nhu cầu tuyển dụng, dù người học có trình độ rất cao là thạc sĩ và tiến sĩ.
Cử nhân quay lại học nghề
Tại Hà Nội, tình trạng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ đi học nghề không còn là chuyện lạ. Theo ông Dương Đức Lân, Phó tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề thì hiện nay, ở rất nhiều trường nghề đều có đối tượng theo học là những người đã từng tốt nghiệp đại học. Đa số những người này đều có chung lý do là sau khi ra trường không kiếm được việc làm. Trong khi có rất nhiều nghề trong xã hội đang khát lao động nhưng lại không tuyển được nhân lực. Có người thì chấp nhận đi làm công nhân để có thu nhập. Ông Lân kể: “Khi tôi đi thăm một doanh nghiệp làm về may mặc thì trong số 600 công nhân có tới 200 người đã từng tốt nghiệp ĐH, thậm chí không ít người có tới 2 bằng đại học.”
Theo tìm hiểu của Thanh Niên Online thì tại rất nhiều trường Trung cấp chuyên nghiệp, trường đào tạo nghề có cử nhân, tiến sĩ đang theo học. Tại trường trung cấp Kinh tế du lịch Hoa Sữa, mỗi năm có hàng chục cử nhân đến đăng ký học nghề. Ông Trần Sĩ Nguyên, Trưởng phòng đào tạo của trường cho biết: “Nhiều người đến học ở trường đều đã tốt nghiệp ở một trường địa phương hoặc học trường dân lập nhưng ra trường không thể kiếm được việc làm. Vì vậy họ quyết định đi học nghề để sau khi ra trường có thể kiếm được việc làm ngay”.
|
Tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội cũng có không ít người có trình độ cao đến học, trong đó có nhiều sinh viên tốt nghiệp những trường đại học lớn của Hà Nội như Đại học Bách Khoa, Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội)… Cũng tại trường này, năm 2013 có 46 sinh viên thi đỗ đại học điểm cao nhưng không học mà vẫn đi học nghề. Đặc biệt, tại trường có một người là tiến sĩ đang theo học.
Ông Lê Thế Hưng, Trưởng phòng đào tạo của trường cho biết: “Chúng tôi tiếp nhận nhiều người đã có trình độ cao nhưng vẫn đến học nghề. Có những người cho biết là do chọn sai ngành khi học ĐH nên khi đi làm thấy không phù hợp, có người do thiếu kỹ năng nên không được các đơn vị lao động tuyển dụng, có người do học thuần túy về nghiên cứu nên họ thiếu kiến thức thực hành và muốn đi học thêm để có khả năng làm việc tốt hơn”.
Ông Hưng nhận định: “Gần đây, do những thay đổi của nền kinh tế nên buộc người học phải thay đổi tư duy để thích ứng với thị trường lao động. Vì vậy, việc học nghề đã được xã hội quan tâm hơn vì học nghề có việc làm ngay và nhiều nghề có khả năng tự tạo việc làm.”
Tiến sĩ vẫn học nghề “Học nghề là bổ ích”, đó là kinh nghiệm rút ra từ bản thân sau khi đi học nghề của tiến sĩ Ngô Thị Thanh Vân hiện đang học nghề tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội. Dù không phải là người thất nghiệp như các bạn trẻ khác nhưng do thấy thiếu kiến thức thực hành, chị vẫn quyết định đi học nghề. Chị Vân cũng cho biết, việc học nghề rất bổ ích vì hiện nay việc đào tạo ở các trường đại học của Việt Nam rất nặng về lý thuyết. Sinh viên phải học rất nhiều nhưng ra trường không biết làm gì do thiếu kỹ năng thực hành. Vì vậy học đại học chỉ là để có tư duy tốt, còn muốn làm việc được thì cần phải đi học nghề. Giỏi nghề, việc sẽ tự tìm mình Chọn đi học nghề sau khi thất bại trong kỳ thi đại học, Nhữ Thị Phương đã gặt hái được nhiều thành công khi chọn học nghề dịch vụ nhà hàng. Hiện tại, Phương là giảng viên Khoa dịch vụ nhà hàng, Trường cao đẳng nghề dịch vụ và du lịch Hải Phòng. Khi đang là sinh viên của một trường cao đẳng ngoại ngữ, Phương quyết định chuyển qua học nghề Quản trị khách sạn, chuyên về dịch vụ nhà hàng.
Khác với môi trường học tập trước đây, Phương cảm nhận học nghề thực sự rất vất vả, đòi hỏi sự tập trung dành nhiều thời gian để thực hành. Bù lại, Phương được tiếp xúc và làm quen với môi trường có tính thực tiễn cao, tiếp xúc với nhiều loại trang thiết bị. Những gì học trên lớp có thể áp dụng ngay vào công việc thực tiễn. Vừa học vừa thực hành, tập sự trong môi trường thực tế, sau lễ tốt nghiệp Phương được nhiều doanh nghiệp trải thảm mời về làm, trả lương hậu hĩnh. Nhà trường cũng gặp gỡ trao đổi mời ở lại làm giảng viên. Phương chọn ở lại trường để làm giảng viên tiếp tục trau dồi trình độ, kỹ năng năng nghề nghiệp. “Ngành nghề nào cũng vậy, mỗi người phải bắt đầu từ việc phấn đấu trở thành một người thạo việc, sau đó là nhân viên giỏi nghề để tiến lên vị trí quản lý, lãnh đạo chứ không phải chỉ học đại học, có bằng cấp này ra mới là người thành đạt quản lý. Nếu phấn đấu, rèn luyện trở thành những người thợ lành nghề, giỏi việc thì công việc sẽ tự tìm đến mình, không phải đi tìm hay xin việc”, Phương chia sẻ. Phan Hậu - Vũ Thơ |
Thanh Niên Online
Bình luận (0)