Giáo sinh chỉ im lặng ngồi nghe, bảo sao làm vậy

03/06/2017 15:01 GMT+7

Đây là phản hồi từ các trường phổ thông sau đợt thực hành nghiệp vụ sư phạm năm học vừa qua của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Theo số liệu tổng kết thực hành nghiệp vụ sư phạm năm học 2016 - 2017, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM có trên 94% sinh viên (SV) được đánh giá tốt với điểm A (từ 8,5 trở lên) và có 643 SV được đề xuất khen thưởng (chiếm khoảng 1/6 tổng số SV thực tập). Tuy nhiên, theo thạc sĩ Lê Phan Quốc, Phó trưởng phòng Đào tạo nhà trường, kết quả đánh giá rất cao nhưng trường vẫn nhận được nhiều phản hồi chưa tốt về SV.
“SV của trường được đánh giá là có chuyên môn tốt nhưng hạn chế về giao tiếp, kỹ năng mềm. SV quá hiền, chỉ im lặng ngồi nghe, bảo sao làm vậy chứ không có ý kiến phản hồi. Có những SV còn bị nhận xét về thái độ làm việc, đến trường chỉ lo làm xong nhiệm vụ của mình chứ không quan tâm đến hoạt động khác bên ngoài”, ông Quốc nói.

tin liên quan

Mong ước gì về thầy cô?
Thầy cô giáo, trong suy nghĩ của mọi thế hệ người Việt, gắn liền với những điều cao đẹp, đáng để tôn kính. Nhưng dường như ngày nay hình ảnh của thầy cô không còn lung linh như trước. 

Thạc sĩ Huỳnh Công Ba, Trưởng phòng Công tác chính trị và học sinh, SV Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cũng nói năm nay lần đầu tiên trường tổ chức các đoàn cán bộ, giảng viên đi thực tế đánh giá tình hình thực tập của SV tại các trường phổ thông. “SV đã học đến năm thứ 3 nhưng vẫn thụ động từ suy nghĩ đến hành động, đúng hay sai đều không nói. Ngay cả trang phục cũng bị phàn nàn là ăn mặc sau giờ dạy chưa phù hợp với môi trường giáo dục phổ thông”, ông Ba nói.
Cũng theo phản hồi từ các trường phổ thông nhận SV thực tập, ý thức trách nhiệm của một số SV chưa cao, chưa quan tâm tới việc bảo quản tiết kiệm tài sản chung của nhà trường, chưa biết san sẻ giúp đỡ công việc chung của trường. Đặc biệt, nhiều giáo viên hướng dẫn còn than phiền về sự bàng quan, kiệm lời của giáo sinh. Có giáo viên còn thẳng thắn nhận định nhiều SV coi thời gian rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là việc riêng nên chỉ tranh thủ đến trường yêu cầu nhà trường, giáo viên hướng dẫn cung cấp số liệu.

tin liên quan

Dạy học như ‘dâng tặng’ học trò!
Phó giáo sư Chu Cẩm Thơ (ảnh), Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, đã chia sẻ những kinh nghiệm cũng như mong muốn về nghề dạy học trong tương lai.
Trước những vấn đề này, tiến sĩ Dương Thị Hồng Hiếu, Trưởng phòng Đào tạo, cho rằng việc SV thụ động có nguyên nhân đầu tiên từ phương pháp giảng dạy của trường. Ở đó SV chưa được phát huy tính chủ động, thầy cô làm việc nhiều, còn SV chưa tham gia. Một khi ở trường sư phạm, SV chưa khắc phục được hạn chế này thì ở môi trường mới là trường phổ thông sự thụ động càng lớn hơn. Theo tiến sĩ Hiếu, trường sẽ tiến hành thay đổi phương pháp giảng dạy theo hướng tăng cường hoạt động để SV tích cực hơn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.