Giáo sư Khoa học Chính trị dự đoán tương lai của Kazakhstan sau căng thẳng
Báo Thanh Niên đã có buổi trò chuyện cùng Tiến sĩ Hélène Thibault, Giáo sư Khoa học Chính trị và Quan hệ Quốc tế, Đại học Nazarbayev, Kazakhstan, về những căng thẳng leo thang tại Kazakhstan và dự đoán về tương lai nước này.
Tự động phát
Tiến sĩ Hélène Thibault, Giáo sư Khoa học Chính trị và Quan hệ Quốc tế, hiện công tác tại Đại học Nazarbayev, Kazakhstan. Bà hiện đang ở Canada để nghỉ đông và dự định quay trở lại Kazakhstan trước ngày nhập học dự kiến là 10.1. Tuy nhiên, do căng thẳng từ các cuộc biểu tình, Đại học Nazarbayev đã dời ngày nhập học lại vào ngày 24.1, bà hi vọng khi đấy trật tự sẽ được lập lại, không còn bạo lực, và tình trạng khẩn cấp được dỡ bỏ.
Giáo sư Khoa học Chính trị dự đoán tương lai của Kazakhstan sau căng thẳng |
Nói về nguyên do các cuộc biểu tình và phản ứng từ chính phủ leo thang quá nhanh, giáo sư Thibault, cho biết các cuộc biểu tình xuất phát từ rất nhiều năm bức xúc và thất vọng từ người dân, và "thể hiện người dân đã mệt mỏi với những bất bình đẳng kinh tế và xã hội."
Theo bà, Kazakhstan là một nước sản xuất dầu và khí đốt, nhận về nhiều nguồn thu. Nhưng tiền thu về từ dầu mỏ không chảy về dân, kèm với đó là tham nhũng.
"Những cuộc biểu tình nhanh chóng lan rộng khắp Kazakhstan và vấn đề về giá khí đốt hóa lỏng trở thành những đòi hỏi về cải cách kinh tế và chính trị xã hội," bà nhận định.
Từ ổn định đến hỗn loạn, điều gì đang xảy ra tại Kazakhstan? |
Bà cũng cho rằng, vấn đề quốc gia nhanh chóng trở thành vấn đề địa chính trị do bị can thiệp từ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), trong đó có Nga, Tajikistan, Kyrgyzstan, và Belarus. Tiến sĩ nhận định, đây là cơ hội tốt của Nga để tái thiết lập ảnh hưởng bên cạnh nhiều ảnh hưởng địa chính trị trong khu vực.
Bà nói: "Về thay đổi ngắn hạn tôi hi vọng trật tự được lập lại và giảm bạo lực. Về đường dài, những cải cách kinh tế xã hội sâu sắc rất cần thiết để đáp ứng kì vọng của người dân về công bằng và hạnh phúc."
Bình luận (0)