Tờ South China Morning Post ngày 29.5 dẫn khảo sát của công ty dịch vụ vận chuyển 1st Move International (Anh) cho thấy thực trạng an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường hàng không trên thế giới.
Khảo sát dựa trên số liệu về các tai nạn trong vòng 50 năm qua cho thấy thời điểm sau năm 2000 có nhiều tai nạn hàng không hơn, dù máy bay vẫn là phương tiện giao thông an toàn nhất.
Theo Mạng lưới An toàn hàng không (AVN), năm 2018 có 556 người thiệt mạng vì tai nạn giao thông đường hàng không, trong khi số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy có đến 1,35 triệu người thiệt mạng trên đường bộ.
|
Ngành hàng không dân dụng ra đời ở Mỹ và đây cũng là nước đứng đầu danh sách trong khảo sát mới nhất, dựa trên dữ liệu 100 tai nạn thảm khốc nhất của AVN kể từ ngày 12.5.1968, và không tính tất cả những tai nạn.
Theo đó, nước có đường hàng không nguy hiểm nhất là Mỹ với 10 tai nạn khiến 4.200 người thiệt mạng. Tiếp theo lần lượt là Tây Ban Nha (7 tai nạn, 1.367 người chết), Nhật Bản (3/946), Indonesia (5/873) và Nigeria (5/787).
tin liên quan
Hơn 500 người thiệt mạng, tai nạn ngành hàng không vẫn hiếmVề đường sắt, các nước và vùng lãnh thổ bị xem là nguy hiểm nhất lần lượt là Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi, Đài Loan, Ai Cập.
Ấn Độ cũng là nước nguy hiểm nhất về đường bộ với 150.785 người thiệt mạng trong năm 2018. Tiếp theo lần lượt là Trung Quốc (58.022 người thiệt mạng), Brazil (38.651), Mỹ (35.092) và Indonesia (31.282).
Các nước, lãnh thổ có đường bộ an toàn nhất là những hòn đảo với ít đường và xe cộ, phần lớn nằm ở vùng Carribean và nam Thái Bình Dương, dù đứng đầu danh sách là Cộng hòa San Marino. Quốc gia ở phía bắc nước Ý này chỉ rộng 61 km2 và dân số khoảng 33.400 người.
|
Bình luận (0)