Xe

Giao thông Việt Nam làm biên tập viên Mỹ 'choáng': Đường đi của tất cả mọi người

07/09/2016 09:18 GMT+7

Biên tập viên của tờ Business Insider đã mô tả giao thông Việt Nam là cảnh tượng hỗn loạn và liên tưởng đến loại hình dịch vụ xe không người lái, một xu hướng của thế giới, sẽ phải 'bó tay' với hình thức giao thông Việt Nam.

Dịch vụ xe không người lái đang trở thành xu hướng trên thế giới, và cụ thể là Singapore đã đưa dịch vụ này vào đời sống thì biên tập viên mảng công nghệ Alexei Oreskovic của tờ Business Insider đã viết bài cho rằng giao thông ở Việt Nam là một thách thức lớn đối với dịch vụ này.
Xe tự lái sẽ phải 'đóng băng"
Tác giả bài viết nói về những chiếc xe tự lái được dùng thử nghiệm ở Singapore. Ở đó, phóng viên Biz Carson của tờ báo này từng tham gia thử nghiệm với cảm giác hồi hộp khi ngồi trong xe không người lái đi lại trên những con đường và cảm thấy ngạc nhiên khi xe tự dừng lại khi gặp đèn đỏ.

tin liên quan

Sài Gòn kẹt xe lan sang... giờ lạ!
Sài Gòn đang ngày một chật cứng khi kẹt xe vẫn tiếp diễn và có xu hướng gia tăng không chỉ trong giờ cao điểm (sáng - chiều) mà còn ở các khung giờ khác trong ngày.
Và ông kể về chuyến du lịch tới Việt Nam lần đầu tiên vào tháng 8, đó thực sự là chuyến đi dài với ông khi nhìn thấy rất nhiều điều lạ lùng ở Việt Nam khiến những chiếc xe tự lái khó có thể đem ra thử nghiệm ở đây.
Dịch vụ taxi không người lái đầu tiên trên thế giới tại Singapore Ảnh chụp video Business Insider
Ông mô tả, với những ai thường lái xe ở Mỹ, cảnh tượng xe cộ qua lại ở Việt Nam thực sự khiến họ bị choáng. Thay cho đèn giao thông và phép lịch sự của các tài xế thì các con đường ở Việt Nam dường như là đường của tất cả mọi người. Các tài xế sẽ chạy theo cách họ muốn. Và vị khách này đã phải thốt lên “Thật kỳ diệu! Mọi người hầu như tránh đâm vào nhau”.
Khi con người lái xe, họ sử dụng nhiều giác quan cùng kỹ năng cùng lúc như thị giác, thính giác, khả năng xử lý tình huống,... trong khi những chiếc xe tự lái lại bị hạn chế khi được lập trình. Đầu năm nay, một chiếc xe tự lái của Google đã đâm phải chiếc xe buýt ở ngã tư Mountain View, California, Mỹ. Lý do là vì chiếc xe tự lái đã hiểu nhầm xe buýt sẽ dừng hoặc chạy chậm lại.
Và với đường phố Việt Nam, tác giả bài viết cho rằng những chiếc xe tự lái muốn vận hành được tại đây sẽ phải cần lập trình với hàng trăm tình huống khác nhau.
Với hàng chục chiếc xe máy, xe hơi, người đi bộ tự di chuyển theo ý mình, không theo quy tắc hay trật tự nào thì một chiếc xe tự lái chắc chắn sẽ bị “choáng” và phải đứng yên tại chỗ vì... “sợ”.
Công nghệ mới không dám... chọn Việt Nam thử nghiệm
Tác giả tự hỏi: Điều này có nghĩa là số phận của những chiếc xe tự lái đã được định đoạt?
Giáo sư Raj Rajkumar, đến từ Trường ĐH Carnegie Mellon, là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới nghiên cứu về xe tự lái, được phỏng vấn trong bài viết cho rằng giao thông ở những đất nước như Việt Nam, hay Trung Quốc, Ấn Độ, là thách thức rất lớn đối với các loại xe tự động.
Ông tin rằng công nghệ sẽ có thể xử lý điều đó nhưng cần thời gian rất dài. Và ông ước tính có thể là hơn 10 năm nữa.
Ông nói thêm: “Cảm biến ở xe tự lái sẽ có một số thứ không chính xác khi nó gặp phải trên thực tế và đòi hỏi phải được lập trình thật tốt. Việc thiết kế, thực hiện và thử nghiệm phải cần có thời gian”.
Công nghệ đặc biệt giúp xe cộ và phương tiện lưu thông trên đường tương tác với nhau đang được nghiên cứu nhưng sẽ không chọn Việt Nam làm thị trường thử nghiệm đầu tiên Ảnh chụp màn hình Business Insider
Và cuối cùng, ông Rajkumar giải thích rằng ngành công nghiệp xe tự lái sẽ cần “giải mã” cho được vì sao giao thông ở Việt Nam lại như thế. Không giống như ở Mỹ, các tài xế đều điều khiển xe theo luật trong khi tài xế ở Việt Nam lại lái xe theo “quy tắc ngầm”.
Ông Rajkumar giải thích: “Ví dụ như tôi đang di chuyển về một hướng nào đó với tốc độ nhất định và tôi được ưu tiên trong khu vực nhất định. Những người khác phải chạy chậm lại, hoặc dừng hẳn, hoặc quay đầu. Để tránh xảy ra tai nạn, mọi người tự hiểu rằng khi nào thì dừng lại. Trong đó, tiếng còi xe đóng vai trò quan trọng. Tất cả mọi thứ đều đóng vai trò quan trọng”.
Những quy tắc hoạt động đó được giải mã và mã hóa vào trong hệ thống xe tự lái.
Và đối với những nơi như Việt Nam, tác giải đặt câu hỏi: “Vậy thì bạn nghĩ xem mất bao lâu để xe tự lái có thể hoạt động?’.
Và tác giả đi tìm câu giải đáp dùng công nghệ nào cho giao thông như ở Việt Nam. Bài báo đưa ra một công nghệ mà ông Rajkumar đang tham gia nghiên cứu, có khả năng tạo ra sự tương tác, kết nối tự động giữa xe này với xe kia, và giữa xe với người đi bộ thông qua việc tích hợp ở điện thoại di động.
Và với công nghệ này, ông Rajkumar lại cho rằng: “dĩ nhiên là những nơi như Việt Nam không phải là thị trường đầu tiên công nghệ này sẽ tiếp cận, vì hệ thống lập trình không được ưu tiên để xử lý các tình huống giao thông như ở Việt Nam”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.