Cùng với đợt hỗ trợ của các nước châu Âu, chính quyền Mỹ đã đồng ý cung cấp 31 xe tăng M1 Abrams cho Ukraine để sử dụng trong cuộc xung đột với Nga.
Xe tăng M1 được đưa vào sử dụng trong quân đội Mỹ từ thập niên 1980. Xe tăng này có 3 phiên bản chính gồm M1, M1A1 và M1A2. Theo truyền thông Mỹ, Ukraine sẽ được cung cấp phiên bản mới nhất là M1A2. Tuy nhiên, có thể mất vài tháng, thậm chí cả năm để Mỹ chuyển giao đủ số xe tăng này cho Ukraine.
Theo Forbes, hãng General Dynamics Land Systems (GDLS) sản xuất chỉ 3 xe tăng mới mỗi tuần tại nhà máy do chính quyền sở hữu ở thành phố Lima, bang Ohio. Xe tăng M1 của Mỹ được trang bị lớp giáp có "uranium nghèo", thứ phẩm trong quá trình làm giàu uranium để sử dụng trong các lò phản ứng hạt nhân.
Nó nặng gấp 2,5 lần thép, điều này giúp tăng khả năng xuyên phá nếu được sử dụng làm đạn pháo và giúp gia tăng độ chắc chắn cho xe tăng khi được thêm vào lớp giáp của xe.
Xe tăng M1 Abrams Mỹ cho Ukraine dù hiện đại nhưng không có vỏ giáp "bí mật"
Việc sử dụng uranium nghèo chịu sự quản lý của Bộ Năng lượng và chất này bị cấm xuất khẩu. Do đó, GDLS cần loại bỏ uranium nghèo khỏi lớp giáp của xe tăng trước khi chúng được bán hoặc viện trợ cho nước ngoài.
Xe tăng xuất khẩu sử dụng tungsten (hay còn gọi là wolfram) để thay thế cho uranium nghèo. Tuy không đặc biệt như uranium nghèo nhưng tungsten cũng thuộc dạng kim loại rất cứng và nặng. Xe tăng M1 Mỹ xuất khẩu sang các khách hàng như Ả Rập Xê Út, Ba Lan, Iraq, Úc hay Đài Loan đều có kim loại màu bạc này ở lớp thép phía trước tháp pháo. Trên một số mẫu, nó còn được thêm vào phần phía trước của thân xe.
Việc lắp ráp lớp vỏ này mất thời gian và GDLS là nhà thầu duy nhất xử lý khâu này. Chính quyền Mỹ giải thích về việc chọn GDLS là nhà thầu độc quyền vì họ là công ty duy nhất có cơ sở và trang thiết bị sản xuất cần thiết có khả năng hỗ trợ lắp đặt lớp giáp đặc biệt trên vào xe tăng Abrams.
Xe tăng M1 Abrams Mỹ và T-14 Amata Nga: Nếu đối đầu bên nào mạnh hơn?
Uranium nghèo và tungsten đều có độ đặc gấp đôi so với thép. Tuy nhiên, tungsten giòn và dễ vỡ hơn uranium nghèo. Do đó, các nhà sản xuất thường cho lớp tungsten hoặc uranium nghèo vào giữa hai lớp thép. Theo Forbes, xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất và được nước này cùng một số đồng minh NATO cam kết cung cấp cho Ukraine cũng sử dụng tungsten trong lớp giáp.
Bình luận (0)