Giới thiệu tướng Nguyễn Đức Chung làm Chủ tịch TP Hà Nội

03/11/2015 11:22 GMT+7

(TNO) Thường trực Thành ủy Hà Nội cho biết sẽ giới thiệu ông Nguyễn Đức Chung, Phó bí thư Thành ủy ứng cử chức Chủ tịch UBND TP Hà Nội

(TNO) Thường trực Thành ủy Hà Nội cho biết sẽ giới thiệu ông Nguyễn Đức Chung, Phó bí thư Thành ủy ứng cử chức Chủ tịch UBND TP Hà Nội

Bốn Phó bí thư Thành ủy Hà Nội ra mắt - Ảnh: Mai Hà
 
 
 
 
 
Theo phân công của Bộ Chính trị, ông Phạm Quang Nghị tiếp tục chỉ đạo Thành ủy Hà Nội.
4 Phó bí thư Thành ủy Hà Nội vừa được ĐH Đảng bộ Thành phố Hà Nội gồm: bà Ngô Thị Thanh Hằng, ông Đào Đức Toàn, ông Nguyễn Đức Chung và bà Nguyễn Thị Bích Ngọc.
Trong phiên ra mắt hôm nay, các vị Phó bí thư Thành ủy Hà Nội đã trả lời báo giới. 
Ông Đào Đức Toàn, Phó bí thư, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy cho biết Đại hội đã được chuẩn bị công phu, chu đáo về văn kiện, công tác nhân sự. Quá trình chuẩn bị rất lâu dài, từ quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển và thử thách cán bộ, đây là kết quả từ cơ sở. Công tác nhân sự cũng nhận được sự quan tâm đóng góp của cán bộ Đảng viên và nhân dân, các đồng chí được giới thiệu tại Đại hội đều lấy ý kiến từ cơ sở, nơi cư trú. Từ khi Bộ Chính trị thông qua đề án nhân sự đến nay là 2 tháng, đến Đại hội, 85 đồng chí ứng cử đều đảm bảo quy định.
Ban chấp hành có sự đổi mới trên 1/3, tương đương 33,8%, tỷ lệ nữ đạt 12,2%, tăng hơn nhiệm kỳ trước 2,2%. Tuổi bình quân của nhiệm kỳ này giảm 51,82 tuổi giảm xuống 50,2 tuổi. Trình độ đều từ Đại học trở lên, 85% có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ.
Ông Nguyễn Đức Chung, Phó bí thư Thành ủy, Giám đốc Công an TP Hà Nội - Ảnh: Mai Thu
"Cơ cấu trẻ, chỉ có duy nhất Bí thư Thành đoàn dưới 40 tuổi. Tuy tỷ lệ còn ít, nhưng trong số 103 cán bộ nguồn của TP xây dựng tới 2020 phần lớn đều có thể đáp ứng 2-3 nhiệm kỳ nữa. Nhiệm kỳ này chia tay 34 đồng chí hết tuổi, cơ hội bổ sung đội ngũ còn rất nhiều. Với trách nhiệm của Phó bí thư và Trưởng ban tổ chức tôi sẽ tham mưu nguồn cán bộ bổ sung, xin hứa Hà Nội sẽ phấn đấu đạt được các chỉ tiêu Trung ương giao về tỷ lệ trẻ", ông Toàn cho biết.
Về vị trí Bí thư, ông Toàn cho biết Bộ Chính trị sẽ phân công Bí thư Thành ủy sau Đại hội 12 của Đảng.

Sự tín nhiệm và lòng tin của Đại biểu, sự kỳ vọng của người dân với tôi trên các cương vị khác nhau của ngành công an là thuận lợi to lớn nhất với tôi. Với cương vị mới không chỉ riêng tôi mà ai cũng có những khó khăn nhất định. Nhưng niềm tin và sự tín nhiệm sẽ giúp chúng tôi vượt qua khó khăn trên cương vị mới.

Ông Nguyễn Đức Chung

Về vị trí Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Thường trực Thành ủy Hà Nội sẽ giới thiệu ông Nguyễn Đức Chung, Phó bí thư Thành ủy ứng cử chức Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Trong phần trả lời của mình ông Nguyễn Đức Chung, Phó bí thư, Giám đốc Công an TP cho biết, Nghị quyết Đại hội đã nêu 3 khâu đột phá tiếp tục cải cách hành chính, tạo bước chuyển mạnh về kỷ luật, kỷ cương ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân. Vấn đề hiện nay là xây dựng cụ thể đưa nghị quyết vào cuộc sống, xây dựng nền hành chính của nhân dân, đây là nhiệm vụ không chỉ của riêng tôi mà của Ban chấp hành Thành ủy nhiệm kỳ tới.
* Xin ông cho biết khó khăn, thuận lợi trên cương vị mới?
Ông Nguyễn Đức Chung: Sự tín nhiệm và lòng tin của Đại biểu, sự kỳ vọng của người dân với tôi trên các cương vị khác nhau của ngành công an là thuận lợi to lớn nhất với tôi. Với cương vị mới không chỉ riêng tôi mà ai cũng có những khó khăn nhất định. Nhưng niềm tin và sự tín nhiệm sẽ giúp chúng tôi vượt qua khó khăn trên cương vị mới.
Ông Nguyễn Đức Chung (áo trắng bên trái) chỉ đạo đánh án thành công nhiều vụ lớn - Ảnh: Hà An
Trả lời về giải pháp pháp hỗ trợ với các xã còn khó khăn sẽ thực hiện như thế nào, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó bí thư, Chủ tịch HĐND cho biết: Hà Nội sau khi hợp nhất có địa giới hành chính rất lớn, số dân rất đông, trên 7 triệu. Các xã khó khăn tại Ba Vì, Mỹ Đức đều đã được giải quyết tốt. Thành ủy coi đây là nhiệm vụ trọng tâm cùng với phát triển kinh tế xã hội. Với những giải pháp của HĐND sẽ rà soát lại toàn bộ cơ chế chính sách của Hà Nội, cơ chế nào hiệu quả chưa cao sẽ có xem xét, bổ sung thay thế phù hợp.
"Hà Nội có gần 2.500 trường và 1,7 triệu học sinh, đi đầu về giáo dục. Chúng ta đã đạt được 50-55% trường chuẩn nhưng không đồng đều ở các vùng miền, có nơi đạt 90%, nhưng có nơi chỉ đạt 30%. HĐND đã giám sát với 5 huyện khó khăn như Ứng Hòa, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Ba Vì, Quốc Oai, sẽ phân loại và đánh giá lại xem khó khăn chính là gì, sẽ có cơ chế tạo điều kiện về mặt ngân sách. Với những quận có khó khăn về mặt bằng chủ yếu là các quận nội thành, những đất công cộng thu hồi di chuyển ra khỏi nội thành đã có chủ trương rà soát xây dựng trường. Vừa qua đã xây dựng được 8 trường tại 3 quận lõi Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa", bà Ngọc nói.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.