Giới trẻ mê cổ phục

14/09/2024 17:21 GMT+7

Giới trẻ có người mạnh tay đầu tư hàng trăm triệu đồng cho các bộ ảnh diện cổ phục, cũng có người 'đổ tiền' vào xây dựng các thương hiệu thời trang truyền thống. Đây được xem là tín hiệu tích cực khi ngày càng nhiều người trẻ nhìn về quá khứ bằng con mắt thẩm mỹ và thái độ nghiêm túc.

Các cổ phục của Việt Nam như áo dài, áo tứ thân, áo bà ba hoặc những trang phục lấy cảm hứng cổ - từ các triều đại phong kiến đang trở thành nguồn cảm hứng trong các thiết kế thời trang đương đại.

Chúng được tái hiện để trở thành đạo cụ trong các bộ ảnh, làm nên những xu hướng mới. Thị trường thời trang truyền thống nhờ vậy bỗng trở mình đầy phong phú. Thú vị và tích cực hơn, nó không chỉ phục vụ giới trẻ mà còn thu hút cả những người ở độ tuổi trung niên.

Giới trẻ mê cổ phục- Ảnh 1.

Những đường nét hoa văn tinh xảo, những họa tiết cổ độc đáo, đặc trưng từ cổ phục của các triều đại phong kiến, trong các gam màu rực rỡ hoặc được giữ nguyên hoặc được biến tấu khéo léo, thể hiện trên các chất liệu từ cổ điển đến hiện đại đã "kích thích" giới trẻ

ẢNH: TRẦN SƠN

Giới trẻ mê cổ phục- Ảnh 2.

Tìm cảm hứng ở những trang phục dân tộc truyền thống hoặc cổ phục và đưa vào các bộ ảnh, hoặc biến chúng thành những thiết kế đương đại, ứng dụng trong cuộc sống thường ngày đang là trào lưu giới trẻ yêu thích

ẢNH: TRẦN SƠN

Giới trẻ mê cổ phục- Ảnh 3.

"Những trang phục nhiều màu sắc rực rỡ, có cảm hứng từ văn hóa cổ luôn thu hút tôi, gợi đến sự liên kết vừa hư lại vừa thực giữa cổ và kim, khiến em dễ dàng tưởng tượng và tạo ra những sáng tạo phong phú trên những góc nhìn mới mẻ", nhiếp ảnh Trần Sơn cho biết

ẢNH: TRẦN SƠN

"Là người trẻ lại đang làm trong ngành nghệ thuật, em luôn cố gắng chọn nguồn cảm hứng khác biệt một chút hy vọng tạo nên những tác phẩm có dấu ấn. Đó là lý do em tìm về với không gian cổ. Màu sắc xanh, đỏ, tím vàng nổi bật, đặc trưng, các họa tiết, hoa văn ước lệ và đặc biệt là không gian, bối cảnh dựng ảnh, tất cả đều phải cổ hết. Có như thế mới tách điều mình… muốn nói ra khỏi cuộc sống hiện đại, xô bồ thường nhật, đua người ngắm về đúng nơi mình muốn họ về", Trần Sơn nói tiếp. 

Giới trẻ mê cổ phục- Ảnh 4.
Giới trẻ mê cổ phục- Ảnh 5.
Giới trẻ mê cổ phục- Ảnh 6.

Concept Vọng Nguyệt của nhiếp ảnh gia Trần Sơn, stylist Qing Qing, chuyên gia làm tóc và trang điểm Lina Hiền, bố cục, trợ lý sản xuất Như Luyến... mất cả tuần thảo luận về ý tưởng và lên phương án tổ chức, có chi phí từ 18 - 20 triệu đồng 

ẢNH: TRẦN SƠN

Tự học và sáng tạo từ mạng xã hội

Sự phát triển của truyền hình, điện ảnh và đặc biệt là của các nền tảng như Instagram, Facebook, TikTok… đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho những người đam mê thời trang và thời trang truyền thống

Thông qua các nền tảng mạng xã hội, nhiều bạn trẻ dễ dàng tiếp cận với các trích đoạn phim cổ trang, video hướng dẫn may đo, thiết kế trang phục, cũng như học hỏi từ những nghệ nhân và nhà thiết kế nổi tiếng. Bởi vậy, nhiều bạn trẻ tự đạt được những thành công nhất định bằng đam mê và nỗ lực tìm tòi, sáng tạo của mình mà chưa cần phải qua trường lớp đào tạo chuyên nghiệp.

Giới trẻ mê cổ phục- Ảnh 7.

Bằng niềm say mê mang đậm hơi thở quá khứ, những bạn trẻ sáng tạo không chỉ thực hiện ước mơ của bản thân mà còn tạo ra một thị trường khác biệt, đáp ứng nhu cầu của những bạn trẻ khác

ẢNH: NVCC

Tín hiệu tích cực từ thị trường thời trang và thị hiếu giới trẻ

Sự trở lại của cổ phục trong giới trẻ không chỉ là dấu hiệu tích cực cho nền văn hóa mà còn mang lại những tín hiệu vui cho ngành công nghiệp thời trang. 

Thị trường trang phục truyền thống đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết với sự tham gia của nhiều nhà thiết kế trẻ và những người đam mê thời trang cổ truyền. Không chỉ dừng lại ở việc phục vụ nhu cầu trong nước, nhiều thương hiệu thời trang truyền thống còn vươn ra thị trường quốc tế, giới thiệu những giá trị văn hóa của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

Giới trẻ mê cổ phục- Ảnh 8.

Nhiều thương hiệu thời trang lấy cảm hứng từ truyền thống ra đời như Áo dài suông 1996, La'Artisan, Laheris, Áo dài Như Khôi, Eunoia by An, Tiệm Thơ, Gấm vóc… Những nhà thiết kế hoặc các nhà sáng lập (đồng sáng lập) này đều khởi nghề, lập nghiệp bài bản, trên nền tảng đam mê văn hóa cổ truyền.

ẢNH: TIỆM THƠ

Giới trẻ mê cổ phục- Ảnh 9.

Tiệm Thơ là một trong những thương hiệu trẻ sáng lập và phát triển trên nền tảng tôn vinh các hoa văn cổ hoặc khơi nguồn cảm hứng từ các dòng tranh dân gian truyền thống như tranh Hàng Trống, tranh Đông Hồ...

ẢNH: TIỆM THƠ

Bên cạnh đó, sự phát triển của thời trang truyền thống còn góp phần tạo việc làm cho các nghệ nhân thủ công, những người đã gìn giữ và phát triển các kỹ thuật thêu tay, dệt vải truyền thống qua nhiều thế hệ. Những kỹ thuật thủ công này không chỉ mang giá trị về mặt thẩm mỹ mà còn là một phần di sản văn hóa đáng quý của dân tộc.

Trong tương lai, niềm đam mê của giới trẻ chính là sức mạnh của việc bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống. Đó sẽ tiếp tục là một trong những xu hướng quan trọng của ngành thời trang Việt.

Giới trẻ mê cổ phục- Ảnh 10.

Những chiếc áo dài có thêu họa tiết ước lệ cổ của Tiệm Thơ "được lòng" các cô gái trẻ

ẢNH: TIỆM THƠ

Giới trẻ mê cổ phục- Ảnh 11.

Thương hiệu Áo dài suông 1996 do bạn gái trẻ Nguyễn Thị Bích Ngọc sáng lập, lấy thiết kế áo dài suông cổ truyền Việt Nam làm dòng sản phẩm chính rất được các bạn gái trẻ yêu thích nhờ mẫu mã thanh lịch và phom dáng suông tự do, thoải mái...

ẢNH: ÁO DÀI SUÔNG 1996

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.