5 giờ 50 phút sáng 9.3, rất nhiều bạn trẻ đã tụ tập ở khu vực công viên Bạch Đằng, đối diện bến Nhà Rồng (quận 1, TP.HCM), hướng chính đông, để quan sát hiện tượng thiên nhiên kỳ thú nhật thực một phần.
![]() |
Theo Bùi Thanh Huy, thành viên Câu lạc bộ thiên văn học nghiệp dư TP.HCM, hiện tượng nhật thực xuất hiện từ khoảng lúc 6 giờ 38 phút, đạt cực đại khoảng lúc 7 giờ 40 phút với độ che lấp mặt trăng trên đĩa mặt trời khoảng 50-60%.
Thời tiết Sài Gòn sáng nay cũng khá thuận lợi để quan sát nhật thực. Tuy nhiên, khi nhật thực gần đạt cực đại thì trời lại xuất hiện nhiều mây, có lúc che khuất hết cả đĩa mặt trời.
![]() Các bạn trẻ có mặt tại khu vực công viên Bạch Đằng từ sáng sớm
|
![]() Khoảng 6 giờ sáng, mặt trời mọc
|
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Theo NASA, vào sáng 9.3, một khu vực rộng lớn tại châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm phần lớn Đông Nam Á và Úc, sẽ quan sát được nhật thực một phần. Còn nhật thực toàn phần sẽ chỉ quan sát được tại các khu vực nằm trong một dải hẹp (bề rộng thay đổi từ 94 km tới 155,1 km) bắt đầu từ Ấn Độ Dương (phía tây đảo Sumatra, Indonesia), sau đó đi qua một số vùng trên lãnh thổ của Indonesia rồi tiếp tục vượt ra ngoài Thái Bình Dương, kết thúc ở khu vực phía bắc Thái Bình Dương (phía bắc đảo Hawaii, Mỹ). Theo dự đoán của NASA, nhật thực cực đại xảy ra lúc 01:57:12 UT sáng 9.3 (tức 8 giờ 57 phút sáng tại Việt Nam).
Hiện tượng nhật thực xảy ra khi mặt trăng đi qua giữa trái đất và mặt trời. Lúc này khi nhìn từ trái đất, dường như mặt trăng che khuất một phần hay toàn bộ mặt trời. Sáng 9.3, hiện tượng nhật thực một phần có thể quan sát được tại bất cứ nơi nào ở Việt Nam. Khu vực quan sát được nhật thực lý tưởng nhất là các tỉnh thành phía Nam, càng đi lên phía Bắc độ che phủ sẽ giảm dần.
Bình luận (0)