Sau khi kiểm tra, anh Nguyễn Anh Hùng khởi động chiếc máy bay mô hình Su 34 chạy trên đường băng khoảng 10 m, rồi bấm nút điều khiển cất cách và thực hiện một số động tác nhào lộn trên không đẹp mắt như một chiến đấu cơ thực thụ…
Cất cánh dễ, hạ cánh khó
Nhiều bạn trẻ đứng dọc theo đường băng tại một bãi đất trống ở khu C, đường dẫn vào cảng Cát Lái, P.Cát Lái, Q.2 (TP.HCM) dõi mắt theo đường bay của chiếc Su 34 đang gầm rú trên bầu trời với vẻ thán phục, không ngớt vỗ tay kèm lời khen ngợi chủ nhân của nó.
Hình ảnh này xuất hiện thường xuyên vào chủ nhật hằng tuần, do các thành viên của nhóm điều khiển máy bay mô hình Đông Bắc Sài Gòn (NES RC) thuộc CLB Hàng không phía nam (Sư đoàn không quân 370) biểu diễn rất hào hứng.
Thủ đô Paris của Pháp vừa tổ chức giải đua dành cho máy bay điều khiển từ xa ngay trên đại lộ Champs-Élysées nổi tiếng.
Anh Nguyễn Anh Hùng, thành viên của nhóm NES RC, cho biết: “Hiện nhóm có khoảng 50 người. Trong đó, đa phần là người trẻ với đủ ngành nghề, từ kỹ sư, bác sĩ, doanh nhân, thợ cơ khí đến sinh viên của các trường đại học như: Bách khoa, Sư phạm kỹ thuật TP.HCM…, có chung niềm đam mê nên cuối tuần gặp nhau để giao lưu”.
Theo anh Hùng, để điều khiển chiếc Su 34, trọng lượng 400 gr có thể vần vũ trên bầu trời khoảng 10 phút thì cần một cục pin Lipo 3 cell. “Thông thường những người chơi máy bay mô hình chạy bằng pin thì luôn bỏ túi ít nhất từ 3 - 5 cục pin dự trữ để thay thế sau mỗi lần bay. Nếu không, bạn sẽ bị mất hứng khi người khác đang cho máy bay của họ tung cánh trên bầu trời, còn máy bay của bạn thì không có năng lượng để vào cuộc”, anh Hùng nói.
Cách đó không xa, anh Nguyễn Văn Thắng đang kiểm tra động cơ cho chiếc máy bay Trainer cánh bằng cũng sử dụng pin, sau đó đặt nó vào đường băng chạy khoảng 50 m, rồi cất cánh nhẹ nhàng, lả lướt trên không trung, vờn sát chiếc
Su 34 của anh Hùng. “Điều khiển cho máy bay cất cánh thì dễ lắm. Tôi có thể hướng dẫn cho bạn một vài buổi là có thể thực hiện được rồi. Nhưng để hạ cánh cho một chiếc máy bay an toàn, không bị sứt mẻ tí nào thì đó là cả một nghệ thuật và người chơi phải có kinh nghiệm nhiều năm. Nếu hạ cánh không khéo thì với trọng lực giảm đột ngột từ trên cao xuống đường băng, máy bay có thể hỏng nát ngay khi hạ cánh lần đầu”, anh Thắng chia sẻ.
Cảm giác như lái máy bay thật
Cũng là một thành viên của nhóm, anh Trần Thanh Dũng góp mặt với sân chơi thú vị này bằng chiếc máy bay có tên PV38 Houston màu đen, giống như một con quạ đang sải cách chao lượn trên bầu trời. Đã thế, anh còn thiết kế hai quả tên lửa dài, có thân hình màu trắng, đầu đỏ, đặt dưới 2 cánh máy bay trông rất oai vệ. Khi “con quạ” hạ cánh xuống đường băng, mọi người đều trầm trồ. Anh Dũng chia sẻ: “Mình chơi loại máy bay này vì nó có thể hoạt động trong điều kiện thời tiết xấu, kể cả khi trời mưa gió”.
Mất gần 6 tháng trời đục đẽo, lắp ráp, ông Lê Quang Sơn, 52 tuổi, ngụ thôn 1, xã Hà Lâm, H.Đạ Huoai, Lâm Đồng, đã cho ra đời chiếc xe gắn máy bằng gỗ độc đáo từ cỗ máy xe ba gác 175 phân khối.
Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Trung chọn cho mình chiếc máy bay dòng CESSNA 182 chạy bằng nhiên liệu xăng không khác gì chiếc máy bay thật, vì vậy mỗi khi cất cánh, máy bay xịt khói kèm theo tiếng gầm rú của động cơ máy nổ nghe rất sướng tai.
“Tôi đam mê và chơi máy bay mô hình này gần 20 năm rồi. Hồi đó, phụ tùng mấy thứ này đâu dễ tìm mua như bây giờ mà phải nhờ Việt kiều mỗi lần về nước, họ xách tay theo bộ phận động cơ từ nước ngoài, còn thân và cánh máy bay thì tự mình mày mò thiết kế. Tôi nhớ chiếc máy bay đầu tiên chơi trị giá hơn 2 cây vàng”, anh Trung kể.
Sở dĩ anh Trung gắn bó với thú chơi này gần 20 năm qua là vì nó cho anh cảm giác như đang được lái máy bay thật. “Lần đầu tiên đặt chiếc máy bay vào đường băng, điều khiển cho nó chạy bon bon trên một cung đường với tiếng nổ giòn giã của động cơ máy xăng, rồi bấm nút cất cánh giống như một chiếc máy bay thật thì thử hỏi làm sao không mê được cơ chứ. Lúc đó, mình có cảm giác rất sảng khoái, lâng lâng khó tả và nhớ mãi đến tận bây giờ”, anh Trung nhớ lại.
Lây niềm đam mê từ người em trai rồi tự tìm tòi nghiên cứu, Nguyễn Lê Hoài Khanh trở thành một trong những cô gái hiếm hoi làm công việc điểm trang cho những chiếc mô tô, xe máy trở nên đẹp, độc.
Rất nhiều người tại sân chơi này là sinh viên chuyên ngành kỹ thuật nên họ đã nghiên cứu, sáng tạo chiếc máy bay theo ý thích. Vì vậy, họ chỉ tốn tiền để mua động cơ và bộ điều khiển, còn lại những bộ phận khác như: thân, cánh, càng máy bay họ tự thiết kế để giảm khoảng một nửa chi phí giá thành.
Theo anh Hồ Hiếu Dũng, thành viên kỳ cựu của NES RC, điều kiện đầu tiên chơi môn này là phải chọn được những điểm trống trải, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con người. Tọa độ bay phải được sự phê duyệt bên bộ phận tác chiến của phòng không để đảm bảo không ảnh hưởng đến những mục tiêu quân sự.
Bình luận (0)