Đức kể anh theo gia đình từ tỉnh Vĩnh Phúc vào đất này lập nghiệp năm 2001. Năm 2006, học hết lớp 12, do gia đình khó khăn nên Đức không thi đại học mà chỉ học trung cấp nghề. Chọn nghề mộc với mong ước là về mở xưởng mộc để kiếm cơm, nhưng học nghề xong, Đức nghĩ: “Sao đất đai mênh mông mà mình không làm giàu lại chọn nghề mộc?".
tin liên quan
Chàng trai quản lý tiền tỉ bỏ Sài Gòn về làm 'đầu đàn' của 300 heo cỏAnh chàng vốn có kinh nghiệm 10 năm làm môi giới chứng khoán kiêm quản lý quỹ đầu tư lên đến hàng chục tỉ của nhiều khách hàng ở Sài Gòn, từng xuất hiện trên báo Thanh Niên ngày nào giờ dám rời bỏ phố thị trở thành nông dân thứ thiệt, không nghi ngờ gì nữa.
Vì vậy, Đức bàn với bố, ông Nguyễn Trọng Đạt (55 tuổi), sẽ khai hoang đất để phát triển kinh tế gia đình. Lúc này, ông Đạt viết đơn rồi được chính quyền cho phép vào thôn 12, xã Đăk Tờ Re khai khẩn đất. Đó là năm 2007. Đức bàn với gia đình trồng lúa. Cứ mỗi năm 1 ha thu về 10 tấn lúa. Có điều, lãi từ lúa chỉ được 20 triệu đồng/ha/năm là cao nhất, còn năm giá lúa thấp chỉ lãi 10 triệu đồng. Như vậy hiệu quả kinh tế không cao...
Để lấy tiền nuôi cây công nghiệp, Đức đầu tư trồng các loại cây ngắn ngày: ngô lai, cà chua, chuối, rau... Nhờ khâu làm đất và chăm bón tốt, cây rau, quả phát triển tốt tươi. "Mỗi ngày mình tà tà chở ngô, chuối, rau củ đi bỏ ở các mối hàng bán rau các xã và thị trấn, vừa có tiền để cả nhà chi phí hằng ngày và trả nhân công”, Đức nói.
Chỉ tay cho chúng tôi xem những héc ta cà phê bao la và những thửa đất bazan ngời lên trong nắng đỏ, Đức cho hay thu nhập nay đã cho 600 - 700 triệu đồng/năm, trừ chi phí cũng kiếm lời được hơn một nửa, nhưng mấy năm nữa, thu nhập chắc chắn cao gấp bội.
Trò chuyện với chúng tôi, Đức nói anh rất mê làm nông trại hữu cơ, nhưng hầu như chưa biết gì. Nếu khăn gói đi học tại các nông trại cũng được nhưng rất tốn thời gian, không có người chăm sóc nông trại của mình. Trong khi đó, nếu làm nông trại hữu cơ theo kiểu vừa học vừa làm sẽ không ổn. Bởi tiền bạc đầu tư vào đây không phải ít, lỡ "đi tong" là mất cả chì lẫn chài.
Đức bảo trong xu thế hiện giờ thì việc làm theo hướng này là hợp lý. Cho dù đầu tư vào rất tốn kém và chắc chắn ban đầu sẽ gặp không ít trở ngại nhưng "có sức người sỏi đá cũng thành cơm"...
tin liên quan
Tốt nghiệp đại học, 8X về quê ép trấu kiếm... tiền tỉTốt nghiệp ĐH, Nguyễn Phương Nam không đi tìm việc mà về quê làm giàu với nghề ép trấu thành củi.
Bình luận (0)