Lilian Vo, một cô gái gốc Việt định cư ở thành phố Seattle thuộc bang Washington (Mỹ), mới cho ra mắt cuốn sách ghi lại những câu chuyện xoay quanh các công thức nấu món ăn Việt. Lilian Vo hy vọng cuốn sách có thể giúp thu hẹp khoảng cách giữa các thế hệ trong gia đình Việt sống ở xứ sở cờ hoa.
Cầu nối giữa các thế hệ
tin liên quan
Ba cô gái Việt Nam cứu người tại NhậtKể về ý tưởng viết Dự án nếp, Lilian Vo cho hay cô phát hiện nấu ăn giúp kết nối mọi người theo nhiều cách bí ẩn và từ đó có thể tạo ra mối keo sơn giữa các thế hệ trong những gia đình Việt trên đất Mỹ. “Tôi nói chuyện với mẹ nhiều nhất khi cùng nấu ăn trong bếp hoặc khi ngồi ăn tối. Tan học về nhà, tôi thường trò chuyện với cha mẹ tại bàn ăn. Đó cũng là lúc tôi có thể hỏi họ mọi thứ, từ bài tập về nhà, lịch sử cho đến VN. Tôi để ý mọi cuộc trao đổi của chúng tôi đều có liên quan đến món ăn. Vì vậy, tôi nghĩ sao mình không truyền lại những trải nghiệm này để khuyến khích những người khác”, Lilian Vo chia sẻ.
|
“Bức thư tình” gửi VN
Cuốn sách được trình bày một cách chỉn chu với dụng ý của tác giả rằng độc giả sẽ phải đọc trình tự từ trang 1 cho đến trang cuối cùng, thay vì chỉ lướt xem ngẫu hứng các công thức hoặc từng câu chuyện. Lilian Vo cho biết cô chọn cách trình bày trên để người đọc hiểu sâu lịch sử và ý nghĩa của mỗi công thức cũng như từng câu chuyện. Cô sinh viên ngành quốc tế học của Đại học Macalester tại thành phố St.Paul thuộc bang Minnesota giải thích: “Phần quan trọng nhất của cuốn sách là những câu chuyện, chứ không phải là công thức nấu ăn. Nhưng các công thức nấu ăn lại mở đầu một cuộc trò chuyện. Nếu ai đó mua sách tặng mẹ, hẳn bà có thể nói “công thức này sai rồi”. Và đó là khi cuộc trò chuyện bắt đầu và cứ thế tiếp diễn”.
tin liên quan
Nữ sinh Việt đoạt giải về đầu tư chứng khoán thế giớiTheo tờ Renton Reporter, cuốn sách dường như có rất nhiều ý nghĩa đối với Lilian Vo. Đây là minh chứng cho sự quan tâm của cô đối với cộng đồng người Việt nơi mình sống cũng như là “bức thư tình” của người con phương xa gửi về đất mẹ. Lilian Vo thừa nhận: “Dù lớn lên ở Seattle và xung quanh tôi có rất nhiều người Mỹ gốc Á song tôi vẫn cảm thấy bối rối. Lớn lên nhận thức rõ mình là người gốc Việt, tôi thực sự quan tâm tới điều đó. Tôi dạy các điệu nhảy VN, tôi dạy tiếng Việt và nói tiếng Việt ở nhà. Tôi làm vậy ban đầu chỉ để cha mẹ thấy rằng tôi quan tâm đến nguồn cội của mình. Nhưng chỉ đến khi vào đại học, tôi mới hiểu mình làm mọi điều trên là cho chính bản thân tôi”.
Bình luận (0)