Tiến sĩ xã hội học - chuyên gia tham vấn tâm lý Phạm Thị Thúy (Học viện Hành chính quốc gia) cho biết: “Thực tế chúng ta không thể kiểm soát hay đè nén cơn giận vì càng kiểm soát, càng đè nén thì sẽ có lúc nó quay trở lại và quật ngã chúng ta”.
tin liên quan
Áp lực của người trẻTheo tiến sĩ Thúy, nguyên nhân chính yếu của các cơn giận là cách mà chúng ta nhìn nhận mọi vấn đề xung quanh chứ không phải tại ai đó làm chúng ta giận. Chính vì thế, nếu có suy nghĩ phải kiểm soát cơn giận, kiềm chế cơn giận thì ta đang phủi trách nhiệm của chính mình. “Vậy khi hiểu được cơn giận là từ chính mình, là một phần của mình thì các bạn hãy học cách để làm bạn với nó”, bà Thúy khuyên.
Vậy làm sao để làm bạn với cơn giận?
Đầu tiên, phải học cách tư duy tích cực, nhìn vấn đề tích cực. Ví như nếu nhìn thấy nhà cửa bừa bộn vì con mình quậy phá, vẽ bậy lên tường rồi mình bực bội, nhưng nếu nhìn ở chiều hướng là đứa trẻ đang cần không gian để chơi, thể hiện đam mê vẽ, khám phá thế giới xung quanh... thì cảm xúc của ta lúc đó đã khác.
Hãy quan sát cơn giận, khi chúng ta hiểu được trách nhiệm cơn giận là thuộc về mình thì sẽ không tìm kiếm giải pháp bên ngoài, không bắt người khác phải thay đổi mà quay về với chính mình và quan sát cơn giận, lúc bấy giờ cơn giận sẽ lắng dịu.
Cuối cùng, chúng ta cần sống bao dung. Vì thường cơn giận là do chúng ta thấy mọi người làm không như ý mình nhưng nếu bao dung, bạn sẽ biết rằng mỗi người là khác nhau, họ có suy nghĩ riêng, hành xử riêng và ta tôn trọng sự khác biệt đó. Khi đó sẽ không còn nhiều lý do để giận nữa.
Bình luận (0)