Nhiều bạn trẻ ở TP.HCM đã chọn cho mình một cách thể hiện mang đậm dấu ấn cá nhân độc đáo bằng cách “custom” giày: thiết kế giày theo ý muốn. Một trào lưu độc lạ và sáng tạo với giới trẻ.
Vài năm trở lại đây, nhiều thương hiệu giày trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam. Do vậy, việc sở hữu một đôi giày độc lạ không còn khó khăn nữa. Bên cạnh đó, nhiều bạn trẻ ở TP.HCM đã chọn cho mình một cách thể hiện mang đậm dấu ấn cá nhân độc đáo bằng cách “custom” giày (hay còn gọi thiết kế giày theo ý muốn).
Những ngày qua, cộng đồng mạng trở nên sôi động với trào lưu mang tên Dậy thì thành công.
Nhận thấy tiềm năng của lĩnh vực “custom” ở Việt Nam, một số bạn trẻ có năng khiếu hội họa, đam mê sáng tạo đã bắt tay lại với nhau để đáp ứng đam mê sở hữu những đôi giày “độc, lạ” của giới trẻ.
Kiệt Quách là cái tên khá nổi tiếng trong lĩnh vực “custom” giày ở TP.HCM. Sau hơn 3 năm tìm hiểu qua internet và nhận góp ý từ khách hàng, Kiệt cùng các bạn trẻ trong KQ Custom đã dần chinh phục được giới trẻ qua từng thiết kế.
Kiệt nhớ lại: “Khó khăn đầu tiên khi mình bắt tay vào làm là thuyết phục khách hàng còn rất mới. Ở trên thế giới, nghành này đã tồn tại 10-15 năm, còn ở Việt Nam thì chỉ mới đây thôi. Nhiều người vẫn chưa tin tưởng về màu sơn có tróc hay không, làm như vậy có bị mất giá trị giày, làm vậy có uổng hay không? Mình phải thuyết phục là bạn sẽ khẳng định được cá tính của mình và tăng giá trị đôi giày bên cạnh đảm bảo chất lượng sản phẩm”.
Những đôi giày thuộc nhiều thương hiệu khác nhau được khoác áo mới theo mong muốn của chủ nhân như gắn thêm phụ kiện, thay đổi màu sắc hay vẽ lên những họa tiết lạ mắt. Để cho ra đời những sản phẩm hội tụ đầy đủ các yếu tố “độc, lạ” và đặc biệt phải bền màu, người vẽ phải mất từ 3 - 7 ngày, tùy theo từng sản phẩm. Bắt đầu là từ khâu lên ý tưởng với khách hàng, đưa ra mẫu thiết kế trên photoshop và hoàn thành sản phẩm.
Kiệt Quách (bên phải) đang cùng khách hàng lên ý tưởng thiết kế
“Vì không có năng khiếu về hội họa, nên mình đặt các bạn vẽ theo ý tưởng của mình. Những đôi giày được “custom” đặc sắc và đỉnh hơn những đôi giày bình thường. Những hoa văn mình chọn là từ những thứ gần gũi và mình yêu thích nhất. Độ bền của loại sơn này cũng khá ổn định sau một thời gian dài mình sử dụng”, bạn Nguyễn Huỳnh Đức, ngụ Q.7, TP.HCM chia sẻ.
Xung quanh câu chuyện về chàng sinh viên chạy xe ôm mang một chiếc
ba lô đã rách gần hết với câu nói: “Có 4.000 đồng em cũng không giàu
thêm được” ngoài việc cộng đồng mạng bấm like rần rần thì các chuyên gia cũng nhận định đây là nghĩa cử cao đẹp.
Bùi Thị Sao, cô bạn sinh viên ngành Thiết kế đồ họa, Đại học Mỹ thuật TP.HCM với ngành học yêu cầu vẽ tay nhiều nên ngoài việc luyện vẽ trên lớp, Sao chọn làm thêm công việc “custom” giày. Sao chia sẻ, “Mình mất khoảng 5 tiếng để vẽ phác thảo và lên màu cho đôi giày. Mình thấy vẫn còn phải học hỏi nhiều nữa nhưng qua từng đôi giày mình đã tích lũy thêm những kiến thức hỗ trợ cho ngành học của mình. Bên cạnh đó, mình cũng có thêm một nguồn thu nhập trang trải cuộc sống. Mình sẽ theo đuổi bộ môn nghệ thuật này”.
“Với custom giày, ngoài sự tỉ mỉ, các bạn cần có đam mê thể hiện mình. Bởi sẽ có những lời nói ra nói vào, bảo sao đôi giày đắt vậy còn vẽ lên, cho nên các bạn phải có đủ độ can đảm để đứng vững ở công việc này”, Kiệt Quách tâm sự.
Khi đam mê của bạn cũng chính là sở thích của người khác, đó là một phương châm lựa chọn nghề nghiệp của nhiều bạn trẻ hiện nay để tìm cho mình những công việc phù hợp.
Mỗi đôi giày đều mang cá tính riêng của chủ nhân Ảnh: Nguyễn Sơn
Chú sóc chuột là điểm nhấn đầy cá tính trên đôi giày này Ảnh: Nguyễn Sơn
Sau khi phác thảo bằng chì, giày sẽ được lên màu theo ý tưởng của khách hàng Ảnh: Nguyễn Sơn
Thay đổi màu sắc cũng là lựa chọn của nhiều bạn trẻ ưa chuộng Ảnh: Nguyễn Sơn
Trong lúc chờ hoàn thiện thiết kế của mình, Đức tranh thủ ngắm những “ý tưởng” của các bạn trẻ khác Ảnh: Nguyễn Sơn
Đây là thành quả sau 5 tiếng làm việc của Bùi Thị Sao Ảnh: Nguyễn Sơn
Qua nhiều năm làm công tác Đoàn và trực tiếp giảng dạy, tôi thấy rằng hiện tại sinh viên tìm đến nghiên cứu khoa học là theo nhu cầu, đam mê và sự chủ động từ cá nhân, khuyến khích của mỗi trường đại học.
Bình luận (0)