Nhiều “nỗi đau”
Trong buổi tọa đàm “Cách vượt qua nỗi đau của các doanh nghiệp khởi nghiệp” tại Saigon Innovation Hub, thuộc Sở Khoa học - Công nghệ TP.HCM mới đây, chị Phạm Lan Khanh, nhà sáng lập FreelancerViet.vn, nói: “Khởi nghiệp có rất nhiều “nỗi đau”, như không có nhiều tiền thì làm cách nào để cạnh tranh với những doanh nghiệp có nhiều tiền? Rồi câu chuyện gọi vốn, khi muốn đầu tư họ phải xem doanh thu, tăng trưởng như thế nào? Họ quan sát và đong đếm được khả năng thành công như thế nào mới chấp nhận đầu tư...”.
tin liên quan
Kỹ sư điện khởi nghiệp nuôi heo rừng lai“Nhân sự là một áp lực rất lớn cho các công ty khởi nghiệp. Nếu lựa chọn sinh viên mới ra trường thì họ có nhiệt huyết nhưng kỹ năng thì chưa, kiến thức cũng chưa đầy đủ. Có thể dành thời gian ra đào tạo, nhưng đào tạo xong họ lại ra đi. Làm sao giữ được nhân sự gắn bó với công ty khởi nghiệp là bài toán hết sức đau đầu”, Phương nhấn mạnh.
Tuyển nhân sự phù hợp hay nhân sự giỏi ?
Cũng về bài toán nhân sự, Nguyễn Thị Hoàng Anh, sáng lập và điều hành Công ty Jobway, thắc mắc: “Nỗi đau của mình cũng là “nỗi đau” chung của nhiều bạn trẻ khởi nghiệp, đấy là bài toán về nhân sự. Hiện tại ở giai đoạn đầu có nên đầu tư vào tuyển dụng nhân sự chất lượng cao có nhiều kinh nghiệm, nhưng đổi lại chi phí rất cao. Mà giai đoạn đầu chi phí càng giảm được càng tốt, nhưng nếu không tuyển dụng được những nhân sự tốt thì nên chọn hướng nào để doanh nghiệp phát triển tốt được?”.
tin liên quan
Du học sinh Việt về nước khởi nghiệpVề câu chuyện tuyển nhân sự giỏi, tiến sĩ - luật sư Bùi Quang Tín, CEO Trường Doanh nhân BizLight, nhìn nhận: “Nên tuyển nhân sự phù hợp hơn là nhân sự quá giỏi. Giỏi nhưng không phù hợp với môi trường văn hóa của công ty thì vào cơ quan không lo làm việc mà suốt ngày cứ cãi nhau với sếp, rồi xích mích qua lại với đồng nghiệp... Ngoài các yếu tố khác thì yếu tố văn hóa là rất quan trọng”.
Đừng mải mê kiếm tiền
Nhắc đến vấn đề văn hóa doanh nghiệp, chị Lan Khanh cho rằng đây là điểm yếu nhất của các doanh nghiệp khởi nghiệp. Bởi hầu hết đều không quan tâm đến văn hóa doanh nghiệp khi công ty của chúng ta còn bé mà cứ mải lao vào kiếm tiền để tăng trưởng doanh thu, để phát triển công ty...
“Văn hóa doanh nghiệp là chất keo để kết nối mọi người lại với nhau và làm doanh nghiệp đi theo một đường hướng mà mình mong muốn. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đều mắc phải sai lầm này, chờ đến khi công ty lớn mạnh rồi mới bắt đầu xây dựng thì cực kỳ khó. Mà càng nhỏ càng phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Nếu ngay từ đầu chúng ta xây dựng văn hóa doanh nghiệp là phải sáng tạo, phải năng động thì sẽ không bao giờ phải lo nhân viên chúng ta ù lì...”, chị Lan Khanh nhấn mạnh.
“Ngoài hoạch định tầm nhìn, sứ mệnh thì phải có chiến lược, chứ đừng nên suốt ngày chỉ mải mê tập trung kinh doanh kiếm tiền, mà đây lại là điểm chung của rất nhiều bạn trẻ khởi nghiệp hiện nay. Điều hẳn nhiên là chúng ta phải lo chi phí hoạt động, lo chi phí để duy trì bộ máy, nhưng bên cạnh đó, là người sáng lập thì phải có chiến lược kinh doanh. Trong chiến lược phải xác định được doanh nghiệp làm gì trong vòng 1 hoặc 2 năm tới, rồi khe hở của thị trường là gì trong vấn đề phát triển sản phẩm, rồi đối thủ của chúng ta là ai...”, ông Tín nói.
Bình luận (0)