Dưới sự hướng dẫn của nhà thiên văn học J.D. Armstrong của Đại học Hawaii, hai em Chau và Suzuki đã phát hiện một mục tiêu lạ, nghi ngờ là tiểu hành tinh, trong lúc quan sát bằng kính viễn vọng Faulkes ở Đài thiên văn Las Cumbres trên núi lửa Haleakalā, theo trang hawaii.edu hôm 30.8.
Hai em đã theo dõi mục tiêu trên sau khi Trung tâm nghiên cứu các vật thể cận Trái đất (CNEOS) của NASA phát cảnh báo về nguy cơ xảy ra va chạm giữa thiên thể và địa cầu.
Dựa trên dữ liệu hai học sinh cung cấp, cũng như sự góp sức của các nhà khoa học thuộc những đài thiên văn khác, cuối cùng họ xác định được mục tiêu trên không phải là một tiểu hành tinh, mà thay vào đó là vệ tinh được Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) phóng lên quỹ đạo cách đây hơn 50 năm.
Theo Đại học Hawaii, OG0-1, trọng lượng hơn 113 kg, là một trong 6 vệ tinh thực hiện sứ mệnh Quan sát địa vật lý trên quỹ đạo, được phóng từ năm 1964 đến 1969.
Những vệ tinh này thuộc nhóm vệ tinh khoa học lớn nhất, được thiết kế nhằm nghiên cứu khí quyển Trái đất, từ quyển và không gian giữa địa cầu - mặt trăng. Chúng đã chấm dứt sứ mệnh vào năm 1972.
|
Sau khi lọt vào tầm mắt của Chau và Suzuki, OGO-1 đã rơi lại bầu khí quyển vào khoảng 10 giờ 45 ngày 29.8 và bị phá vỡ trên bầu trời nam Thái Bình Dương.
“Một số người tự hỏi liệu có nên đặt sự sống còn của hành tinh chúng ta vào tay của các thanh thiếu niên hay không. Tôi xem các em là những nhà khoa học, và nếu các em hiểu được mình đang làm gì thì tuổi tác chỉ là chuyện nhỏ”, tiến sĩ Armstrong cho biết.
Theo ông, việc trao cho các học sinh cơ hội thực sự “làm khoa học” sẽ mang đến cơ hội để các em có thể nhận được học bổng và tương lai sẽ trở thành những nhà khoa học đích thực.
Bình luận (0)