Được đồng hành cùng người trẻ trên nhiều hành trình khác nhau đến với các vùng biển đảo của nước ta cũng như tiếp xúc nhiều với các nhân vật trẻ, chúng tôi cảm nhận rõ hơn cách thể hiện lòng yêu nước của người trẻ.
tin liên quan
Cử nhân chạy xe ôm: Lỗ hổng từ nhiều phíaTheo các chuyên gia, sự gia tăng đội ngũ cử nhân chạy xe ôm là một hiện tượng xã hội mới, không ổn đối với nền giáo dục và sự phát triển của xã hội. Thực tế này buộc phải nhìn lại từ công tác đào tạo, tuyển dụng đến kỹ năng thích ứng của người lao động...
Ngô Tùng Hiếu, sinh viên Trường ĐH Cần Thơ, ấp ủ mang dự án lọc nước biển thành nước ngọt ra Trường Sa, từng chia sẻ với chúng tôi: “Nếu không được làm một lính hải quân, chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc thì mình vẫn có thể là một hậu phương vững chắc. Nghiên cứu và cống hiến những món quà ý nghĩa để tạo điều kiện tốt cho các chiến sĩ an tâm công tác”.
Chúng tôi nhớ rõ hình ảnh của Lê Ngô Duy Phong, sinh viên năm nhất Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM. Khi biết mình bị trượt trong lần phỏng vấn đi Trường Sa, Phong gọi điện cho chúng tôi, hỏi: “Làm sao để em được đi Trường Sa, em có dự án pin năng lượng mặt trời, rất muốn mang ra để thử nghiệm xem còn những gì cần phải cải tiến cho phù hợp với điều kiện ngoài biển đảo. Thật sự em rất muốn đi, phải làm sao bây giờ ạ?”.
Còn trong chương trình Sinh viên với biển đảo Tổ quốc do T.Ư Hội Sinh viên VN tổ chức, chúng tôi nhận thấy được niềm vui sướng hân hoan của các du học sinh Hàn Quốc khi được về quê hương. “Với những du học sinh xa quê như tụi mình thì hai chữ Tổ quốc càng thiêng liêng hơn rất nhiều, nên những chương trình như thế này là một cơ hội và may mắn rất lớn đối với tụi mình”, Nguyễn Thị Anh Thi (du học sinh tại Hàn Quốc) bày tỏ.
tin liên quan
Yêu nước theo cách của người trẻCách mà người trẻ ngày nay hướng đến cộng đồng, đến quê hương đất nước có thể đa dạng hơn so với thế hệ cha anh nhưng sự tha thiết, nồng nàn thì trước sau vẫn vậy. Với nhiều người trẻ, dù ở bất cứ nơi đâu, làm việc gì, yêu nước luôn là tâm niệm.
Khi tiếp xúc với các bạn trẻ khởi nghiệp, điểm chung của các bạn là làm những điều hữu ích cho xã hội chứ không đơn thuần là tạo ra giá trị kinh tế cho bản thân.
Nguyễn Thị Huệ, cựu sinh viên Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM, từ bỏ một công việc ổn định ở Singapore để về nước khởi nghiệp với dự án nước mát từ nông nghiệp hữu cơ. “Nhận thấy nguồn thực phẩm tại quê nhà đang ngày càng bị ô nhiễm, trong một tương lai gần người dân của ta sẽ chịu ảnh hưởng bởi việc sản xuất, chế biến các loại thực phẩm không an toàn. Canh cánh trong lòng và mình quyết định từ bỏ công việc ở nước ngoài để về quê học làm nông dân rồi tự tay trồng nên những nguyên liệu để chế biến nước mát”, Huệ chia sẻ.
Võ Chí Hiếu, Lê Thanh Hải, Võ Thanh Nguyên, sinh viên Trường ĐH Công nghệ thông tin Gia Định, bỏ nhiều thời gian, công sức đi theo người khiếm thị, học cách làm người khiếm thị để hiểu hơn những thói quen cũng như cách sống của họ nhằm chế tạo gậy dẫn đường thông minh giúp người khiếm thị tránh được những vật cản khi di chuyển. Khi có sản phẩm, các bạn trao tặng miễn phí cho người khiếm thị và trong tương lai các bạn vẫn tiếp tục sáng chế gậy để tặng miễn phí.
Quảng bá nét đẹp thành phố
Các bạn vẽ những địa danh nổi tiếng cũng như những điểm đến thú vị của TP.HCM, sau đó cùng du khách tìm hiểu về từng điểm đến đó qua những câu chuyện các bạn thuyết trình với du khách và cuối cùng là tặng những sản phẩm lưu niệm “hand made”.
Dự án này được anh Trần Lý Thành (trưởng nhóm) thực hiện từ đầu năm 2017. Để thực hiện được dự án này, các bạn trẻ phải tìm hiểu thật kỹ về từng địa danh, cùng nhau đi đến từng ngóc ngách của thành phố để hiểu hơn về những nét đẹp vốn có, sau đó mua nón lá và khăn rằn rồi vẽ lại trên đó những địa danh của thành phố cũng như những gì đã chiêm nghiệm được và từ đấy giới thiệu đến với du khách nước ngoài.
Chúng ta có thể bắt gặp những địa danh quen thuộc mà các bạn khắc họa trên nón như chợ Bến Thành, Bưu điện Thành phố, cầu Phú Mỹ, tòa nhà Bitexco, Dinh Độc lập...
Konsti, du khách người Đức, chia sẻ: “Tôi và bạn gái rất bất ngờ khi lần đầu đến TP.HCM và được nhận những món quà dễ thương. Tôi nhất định sẽ tìm hiểu thêm về những địa danh được các bạn giới thiệu trong những ngày sắp tới”.
Nữ Vương
Giúp du học sinh lần đầu tiên ra nước ngoài
Phương châm làm việc của Ngọc Anh là “Cho bản thân, xã hội một cơ hội, dám thử sai và sẵn sàng chấp nhận thất bại”. Ngọc Anh tâm sự: “Năm 2013, khi còn đang làm cho Vodafone, một công ty viễn thông hàng đầu thế giới tại Úc, mình quyết định về VN vì đơn giản mình thích sự thử thách và muốn quyết tâm theo đuổi đam mê kinh doanh”. Sau khoảng 3 năm về VN làm việc, Ngọc Anh cho biết: “Mình có một chút thành công nhất định với studentlifecare.com. Hiện hơn 60% công ty tư vấn du học lớn trên cả nước đều tin tưởng sử dụng dịch vụ của Student Life Care để giới thiệu đến các bạn du học sinh của họ.
Lê Thanh
Kết nối cộng đồng CEO tại VN và quốc tế
Theo anh Long, người Việt vốn thông minh nhưng tinh thần làm việc nhóm chưa tốt nên lực tổng thể chưa mạnh. Đó là lý do Long dành nhiều thời gian xây dựng cộng đồng chủ doanh nghiệp với mong muốn đến năm 2030 sẽ hỗ trợ 1.000 doanh nghiệp đại diện cho trí tuệ VN ra kinh doanh quốc tế và làm sao sản phẩm VN có mặt khắp nơi.
Long đã viết một ứng dụng về công nghệ Zeniius (chạy trên hệ điều hành IOS và ANDROID), giúp kết nối cộng đồng CEO tại VN và quốc tế chia sẻ kinh nghiệm quản trị, cơ hội làm ăn mọi lúc, mọi nơi.
Theo Long, “Đây là nơi các CEO kết nối, chia sẻ cơ hội, hợp tác làm ăn, tìm nhà thầu... và hỗ trợ chia sẻ kinh nghiệm quản trị nhân sự, tài chính, vận hành, sale/marketing, chiến lược, công nghệ...”.
Lê Thanh
|
tin liên quan
9X lập tủ sách miễn phí và giấc mơ về kênh chia sẻ sách lớn nhất VNHuỳnh Quang Dũng (24 tuổi), là đồng sáng lập dự án sách chuyền tay đang thu hút rất đông sự chú ý của bạn trẻ yêu sách cả trên mạng lẫn ngoài đời thực.
Bình luận (0)