Nghĩa là trẻ không chỉ hiểu biết mà còn làm được những điều mình hiểu biết, tự tin, tự lập, làm chủ bản thân. Những lớp học trong chương trình: “Mizuiki - Em yêu nước sạch” đang được tổ chức theo phương pháp đưa học sinh trở thành trung tâm qua các hoạt động ngoại khóa đặc biệt trong suốt nhiều năm qua.
Hành trình của 300.000 tranh vẽ về nước
Một trong những điểm nổi bật của giáo dục Nhật Bản được thế giới tôn vinh, là phương pháp dạy học tích cực của Nhật Bản không ép học sinh học quá nhiều và không đặt nặng áp lực thi cử. Khi học lên cấp 3, đại học, học sinh Nhật Bản phải chịu thi cử cạnh tranh để vào được trường tốt. Để xây dựng tính tự chủ, giáo dục Nhật Bản đặt học sinh là trung tâm. Các em trải nghiệm kiến thức từ thực tế. Học sinh được khuyến khích tìm hiểu lịch sử, kiến thức bằng cách đi du lịch, đọc sách cũng như rèn luyện các kỹ năng khác nhau như hội họa, âm nhạc…
Khi mang chương trình được chuẩn bị công phu nhất của mình sang Việt Nam, Tập đoàn Suntory và Công ty Suntory PepsiCo Việt Nam đã áp dụng phần triết lý này trong việc phát động cuộc thi vẽ tranh về đề tài nước sạch. Không có giảng viên hội họa chuyên nghiệp, không “bài thi mẫu”, cuộc thi chỉ mang tính gợi ý, khơi gợi trí tưởng tượng, sự màu nhiệm trong đôi mắt trẻ thơ hình dung về tình yêu của mình dành cho nước sạch.
Thành quả thu về khiến ban tổ chức choáng ngợp khi đã có hơn 300.000 bài dự thi của các em nhỏ gửi về dự thi từ 62 tỉnh, thành phố trên cả nước. Thí sinh tham gia với đủ mọi quy mô khác nhau từ quy mô lớp học, tổ chức trong toàn trường, tổ chức tại nhà thiếu nhi… Qua đó, thông điệp của cuộc thi được chia sẻ nhân lên và được in dấu trong lòng không chỉ thí sinh trực tiếp dự thi mà còn là gia đình, bạn bè và cộng đồng xã hội hiểu về thông điệp: Nước sạch sự sống của trái đất và con người…
|
Chúng tôi chỉ được tiếp cận một phần rất nhỏ trong số 300.000 tác phẩm dự thi nhưng đã cảm thấy nguồn năng lượng tích cực dồi dào lan tỏa từ những sản phẩm sáng tạo, tâm huyết của mỗi thí sinh. Khi mỗi bức tranh là sắc màu tươi sáng, hồn nhiên và xen lẫn sự ngây thơ, trìu mến mà các bạn nhỏ dành cho người bạn “nước sạch”.
Tại lễ công bố “Ngày nước thế giới 2018” được tổ chức tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, bức tranh đoạt giải Nhất mang tên: Nước là món quà vô giá, của bạn Nguyễn Ngọc Hoàng Anh (THCS Lý Tự Trọng, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) được trao tặng cho ông Takenobu Shiina, Giám đốc cấp cao Bộ phận Chiến lược Bền vững của Tập đoàn Suntory. Ông Shiina ôm bức tranh với rất nhiều sự tự hào và cùng những đồng sự của mình hào hứng bình luận về tác phẩm này.
Bức tranh mà cô học trò hơi gầy gò của xứ biển vẽ theo bố cục điện ảnh với 3 phân cảnh: năm 1960, năm 2020 và năm 2080. Năm 1960, trái đất ngập tràn màu xanh của thiên nhiên, ẩn hiện các sắc màu rực rỡ của cầu vồng, là thời điểm mà “món quà nước” vẫn còn tràn đầy. Nhưng đến năm 2020, tức là tương lai gần sát bên, những cao ốc chọc trời đã giành chỗ của cầu vồng, đô thị đã lấn hết chỗ của rừng núi, và chai nước đã vơi đi nhiều. Còn xa hơn, đến năm 2080, Hoàng Anh không vẽ được bất kỳ cây xanh nào nữa, tất cả đều đã bị bê tông hóa và chai nước quý giá đã cạn khô… Tác phẩm cũng gửi gắm thông điệp: Nước là món quà vô giá, chúng ta không thể sản xuất ra nước được và nếu không bảo vệ, nước dần mất đi…
|
Trong năm nay, ngoài tổ chức đoàn công tác học tập tìm hiểu về môi trường và bảo vệ tài nguyên nước tại Nhật Bản, chương trình “Mizuiku - Em yêu nước sạch” sẽ tổ chức nhiều hoạt động tại các tỉnh Hà Giang, Quảng Nam, Bến Tre, Lạng Sơn. Cụ thể là tổ chức 10 lớp tập huấn cho hơn 300 giáo viên và sinh viên tình nguyện; tổ chức gần 90 lớp học ngoại khóa về giáo dục môi trường cho hơn 3.000 học sinh; tổ chức 13 chuyến tham quan nhà máy cho 1.300 học sinh của 13 trường tham gia dự án; nâng cấp, sơn sửa tường, nhà vệ sinh và xây dựng 15 công trình nước sạch cho học sinh với tổng trị giá 800 triệu đồng. Ngoài ra, ban tổ chức cung cấp hơn 30.000 đầu sách (tài liệu hướng dẫn dạy và học về tiết kiệm và bảo vệ nước; truyện tranh Nước là một món quà, Nhật ký nước sạch) đồng thời tổ chức cuộc thi thiết kế thông điệp "Mizuiku - Em yêu nước sạch" bằng tranh của thiếu nhi.
Đặc biệt các hoạt động của cuộc thi sẽ được tổ chức linh hoạt, sinh động. Đó là lúc ở sân trường, mọi người cùng chơi các trò chơi khác nhau liên quan đến chủ đề nước: Rung chuông vàng, Đi lấy nước, Thi lọc nước. Trong đó, Rung chuông vàng sẽ là một cuộc thi đố vui về nước, cách sử dụng, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Phần thi “Đi lấy nước” hứa hẹn sẽ là trò “vui nổ trời” khi mỗi đội thi phải tính toán chiến lược, phân công cụ thể để có thể mang về lượng nước nhiều nhất trong thời gian ngắn nhất mà không làm rơi vãi nước. Cũng trong cuộc thi này, thí sinh sẽ được học, trải nghiệm, kỹ năng sử dụng các loại sỏi, cát… khác nhau để lọc nước bẩn thành nước sạch, sau đó có phần thi lọc nước sạch. Không chỉ mang lại không khí vui tươi, hào hứng ở mỗi lớp học, mỗi trò chơi đều là bài học bổ ích, giúp mỗi học sinh ghi nhớ về kiến thức, kỹ năng bảo về nguồn nước sạch; khơi dậy sự sáng tạo trong mỗi học sinh.
Và lớp học cuộc sống qua những chia sẻ của SPVB
https://www.facebook.com/mizuikuemyeunuocsach/ là trang facebook chính thức của chương trình Em yêu nước sạch. Theo chia sẻ của các giáo viên Trường Võ Thị Sáu (H.Tam Kỳ, Quảng Nam) thì đây chính là “kho ý tưởng” mà các thầy cô tham khảo. Không chỉ là các bài học liên quan đến nước thông qua việc làm nhỏ hằng ngày, mà đó là còn nơi chia sẻ các phương thức tổ chức lớp học ngoại khóa, các trò chơi thú vị…
Facebook này cũng là chơi chia sẻ rất nhiều video về nước sạch và cập nhật rất thường xuyên hành trình của chương trình đi qua với những trải nghiệm khác nhau của thầy cô từ Bắc tới Nam, từ thành thị tới nông thôn.
Hành trình của những bức tranh về bảo vệ nguồn nước sẽ còn được tiếp diễn với: Lễ phát động cuộc thi vẽ tranh năm 2018 trong khuôn khổ chương trình “Mizuiku - Em yêu nước sạch” được diễn ra vào cuối tháng 9.2018 tại Hà Nội. Tại buổi lễ, nền tảng học trực tuyến E-Learning trên website mizuiku-emyeunuocsach.vn sẽ được công bố. Giáo viên tham gia giảng dạy chương trình cũng như những người quan tâm đến vấn đề bảo vệ nguồn nước và môi trường khắp cả nước sẽ tìm thấy các tài liệu giảng dạy sinh động và các thông tin bổ ích được đúc kết từ việc triển khai chương trình tại Nhật Bản và Việt Nam.
Bình luận (0)