Anh T.M.Thắng, 8X, độc giả
Báo Thanh Niên gửi email cho chúng tôi, kể về hoàn cảnh của anh và anh em thợ hồ sau nhiều tháng bị mắc kẹt ở trên đảo, chưa biết làm sao về lại TP.HCM khi
các anh đang ở vùng xanh của Bình Thuận, mọi người chưa được tiêm vắc xin.
Trong 1 nhà, mỗi người mắc kẹt một nơi
“Tôi làm bên xây dựng thi công nhà dân dụng. Hiện tại đang ở đảo Phú Quý ( Bình Thuận). Tôi ra đây đem vốn đầu tư về ngành xây dựng để có công việc ổn định lo cho gia đình. Mùa dịch
Covid-19 từ năm ngoái, trong TP.HCM không có đủ việc làm, tôi đã ra đây kiếm công việc và nhiều anh em thợ hồ cũng theo ra làm.
Nhưng mùa dịch Covid-19 này còn khó khăn hơn trước nên tôi quyết định về lại thành phố. Đâu ngờ dịch lâu quá không về được”, anh Thắng kể.
Anh em thợ hồ theo anh Thắng ra đảo Phú Quý làm việc rất mong được về lại TP.HCM
|
Trao đổi thêm với người viết, anh Thắng nói: "Vướng dịch, chúng tôi không có tàu về, không có xe cho anh em thợ về, lại không có xe chở dụng cụ thi công công trình về. Mà ngặt là đã xây dựng xong hết, nên dụng cụ gửi tàu tới bến cảng đã lâu không thể chở được lại bị tính tiền phí hàng ngày. Anh em thợ mắc kẹt lại trên đảo, tôi lo toàn bộ chi phí nhà ở điện nước và cơm gạo. Hiện tại kinh phí đã cạn. Tôi đọc thông tin thấy muốn về lại TP.HCM phải tiêm ít nhất một mũi vắc xin
Covid-19 nhưng ngoài đảo nhiều người dân cũng chưa được tiêm, anh em chúng tôi do đó cũng chưa được tiêm”.
Covid-19 sáng 27.9: Cả nước 756.689 ca nhiễm, 527.926 ca khỏi | Đã tiếp nhận 53 triệu liều vắc xin
|
Ở địa phương chưa được tiêm vắc xin, về lại TP.HCM cách nào?
Nhiều bạn đọc của
Báo Thanh Niên cũng băn khoăn nếu tình cảnh như vậy sau ngày 30.9, làm sao để họ về lại TP.HCM. Thực tế, không phải người dân nào ở tất cả các tỉnh thành khác ngoài TP.HCM đều đã được
tiêm vắc xin Covid-19.
Anh Phạm Phú, 32 tuổi,
kinh doanh hoa tươi ở TP Thủ Đức, TP.HCM, trước dịch đã về TP Quy Nhơn, Bình Định và ở lại đó luôn cho tới nay. Anh Phú chưa được tiêm vắc xin. Anh vẫn đang chờ các thông
báo mới nhất về việc được tiêm vắc xin, cũng như những hướng dẫn để quay trở về thành phố.
Nhiều người đang băn khoăn, có thể đi xe máy trở lại TP.HCM hoặc từ đi xe máy TP.HCM đi làm ở các tỉnh lân cận, sau 30.9 không?
|
Theo phương án của Sở giao thông vận tải: Người lao động về thành phố phải đáp ứng các điều kiện: Có kế hoạch làm việc (được các doanh nghiệp, hợp tác xã có văn bản xác nhận hoặc gửi thông báo); Đã tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi thứ nhất đủ 14 ngày sau khi tiêm hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 có xác nhận của cơ quan y tế đủ điều kiện tham gia hoạt động; Có kết quả xét nghiệm
SARS-CoV-2 âm tính còn hiệu lực theo quy định của ngành y tế và được UBND tỉnh/thành phố nơi cư trú cho phép di chuyển (đối với địa phương là vùng cam, vùng đỏ).
Song, phương án này vẫn còn khiến nhiều người thắc mắc vì nhiều điểm chưa thấy quy định rõ. Sau 30.9, người lao động tự do, học sinh, sinh viên đang ở các tỉnh thành khác, mà muốn trở lại TP.HCM thì như thế nào? Họ có thể di chuyển bằng xe máy từ các địa phương về lại TP.HCM hoặc từ TP.HCM đi các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh… làm việc không?
Nhiều lao động đang băn khoăn, họ đang kẹt ở các địa phương chưa được tiêm vắc xin, vậy thì sau 30.9 về lại TP.HCM làm việc cách nào?
|
Và nhất là, họ đang ở các tỉnh thành khác chưa được tiêm vắc xin, có cách nào để họ về lại TP.HCM hay không?
Bạn đọc Thao Phan gửi thắc mắc về Báo Thanh Niên: “Chị tôi người dân TP.HCM, bị mắc kẹt ở Đắk Nông từ tháng 7, khi có Chỉ thị 16, giờ vẫn chưa về được TP.HCM. Thành phố mình có chính sách nào để những người dân bị kẹt lại ở những tỉnh khác về lại thành phố không? Ở các tỉnh khác, lượng phân bổ vắc xin không nhiều nên chị tôi chưa được tiêm vắc xin mũi 1”.
Bản tin Covid-19 ngày 26.9: Cả nước 10.011 ca nhiễm mới | TP.HCM sẽ gỡ bỏ chốt kiểm soát nội đô
|
Những phương án đón người lao động về lại TP.HCM từ 1.10
Trong phương án mà Sở Giao thông vận tải TP.HCM xây dựng, kế hoạch đón người lao động về lại TP.HCM có 3 phương thức. Dự kiến, từ 1 - 31.10 thực hiện phương thức 1 và 2. Còn từ ngày 1.11 trở đi sẽ đồng thời triển khai cả 3.
Thứ nhất là đơn vị sử dụng lao động sẽ tự tổ chức bằng cách gửi phương án vận chuyển đến các cơ quan đầu mối, bằng xe trên 10 chỗ có đăng ký kinh doanh.
Thứ 2 là ban quản lý Khu chế xuất, ban quản lý Khu công nghệ cao... làm đầu mối tổng hợp nhu cầu của các đơn vị mà mình quản lý để phối hợp với Công ty cổ phần xe khách Phương Trang xây dựng kế hoạch vận chuyển.
Thứ 3 là tổ chức tuyến vận tải hành khách cố định xuất phát từ bến xe khách liên tỉnh của các tỉnh, thành phố đến Bến xe miền Đông và Bến xe miền Tây.
Hà Mai
|
Bình luận (0)