Nới lỏng giãn cách để đi làm, chứ không phải chen chân đi chơi
Nhiều bạn đọc đồng tình với quan điểm của những cá nhân trong bài viết, cho rằng sau ngày 30.9, dù TP.HCM có nới lỏng giãn cách để nhiều người ra đường đi làm, thì việc tuân thủ khoảng cách, 5K, tuyệt đối không tập trung đông người là điều cần nên ghi nhớ kẻo gây hệ quả đáng tiếc.
Bạn Kim Thuy Kha viết: “Xin ai đó đừng quên rằng 4 tháng giãn cách là vì dịch lây lan nhanh. Nay việc nới lỏng giãn cách không phải vì để đi chơi lúc này. Chúng ta cần tiếp tục công việc mưu sinh. Nếu không liên quan đến việc mưu sinh thì tốt nhất mọi người nên tiếp tục giữ an toàn cho mình và xã hội. Nếu không thì tiếp tục giãn cách thì lại kêu khổ".
Người dân mong được nới lỏng giãn cách để ra đường làm việc, buôn bán
|
Bạn Thanh Ton Nguyen đồng tình: “Tôi cảm thấy mọi người chúng ta cần phải ý thức rõ ràng hơn. Để bảo vệ
sức khỏe chính mình, người thân trong gia đình và cộng đồng. Nếu không phải đi làm hoặc thực sự không có việc rất cần thiết thì không nên chen chân ra đường khi thành phố vừa nới lỏng giản cách... Dịch bệnh vẫn còn tiềm ẩn ghê gớm lắm”.
Bạn NPHONG lạc quan: “Là nơi bị ảnh hưởng nặng nhất trong đợt dịch này, hơn ai hết nhiều người hiểu rất rõ sự nguy hiểm của vi rút nên người Sài Gòn sẽ rất cẩn trọng khi quyết định ra đường. Và nếu có thì người Sài Gòn sẽ bảo vệ mình và cộng đồng ở mức cao nhất có thể. Tôi tin như thế, tôi tin người Sài Gòn!”.
Covid-19 sáng 24/9: Cả nước 728.435 ca nhiễm, 493.488 ca khỏi | Điểm nóng đang “hạ nhiệt”
|
“Tôi đang thất nghiệp, nhưng tôi vẫn mong cân nhắc thật kỹ”
Ở góc độ khác, trong luồng bình luận của bạn đọc, rất nhiều người cho rằng không nên nóng vội mở cửa ồ ạt TP.HCM sau ngày 30.9 vì số ca nhiễm mỗi ngày vẫn cao.
Bạn dangxuan thang gửi về tòa soạn: “Hết sức thận trọng. Kinh tế có thể làm được nhưng mạng người không thể làm được. Trẻ em là những đối tượng yếu thế vì chưa thể tiêm vắc xin, rất dễ lây từ cha mẹ, thực phẩm, đồ chơi. Thực sự phải tính toán thật kỹ, thật chắc, thật từ từ. Số ca nhiễm chưa giảm thì không nên liều, vẫn trên 5.000 ca/1 ngày”.
Mong cuộc sống bình thường mới trở lại, nhưng người dân vẫn luôn tuân thủ 5K
|
Bạn Lê Ngọc Hiền trao đổi việc nên cân nhắc thêm vài tuần giãn cách TP.HCM nữa, sau ngày 30.9: “Sẽ có 1 số người không biết như thế nào là tuân thủ 5K nữa. Tôi rất sợ sẽ bắt đầu lại như những ngày đầu chống dịch. Nên thêm vài tuần khi số ca nhiễm tại thành phố của chúng ta giảm xuống còn khoảng 1.000 ca. Tôi biết có nhiều người sẽ nói tôi có tiền để dành ăn nên nói vậy. Xin thưa chồng tôi hiện bị kẹt lại tỉnh Bình Phước từ ngày 21.6 cho đến nay chưa được về với gia đình, còn tôi bán điểm tâm sáng bị ngừng bán mấy tháng nay, nhưng chưa nhận được tiền hỗ trợ nữa phải buộc bụng gói ghém. Nên thêm một chút nữa thôi để chúng ta yên tâm hơn chứ”.
Bạn Son Pha đồng tình: “Giờ mỗi ngày số ca nhiễm vẫn còn cao từ 5.000 - 6.000. Nếu mở ra thì sẽ nguy hiểm. Chừng nào TP.HCM ca nhiêm còn chừng 500 - 1.000 thì hãy mở, vì xây thì rất khó nhưng đập bỏ hết bao công sức gần 3 tháng nay thật không đáng. Tôi cũng đang thất nghiệp cả 3 tháng nay”.
“Nên hạ Chỉ thị 16 xuống còn 15 sau ngày 30.9, chỉ cho người đã tiêm 2 mũi, đủ thời gian 14 ngày ra ngoài lao động như vậy sẽ an toàn hơn”, một bạn đọc khác viết.
TP.HCM chính thức thông qua gói hỗ trợ đợt 3 với 5 nhóm đối tượng thụ hưởng
|
Tăng cường “vắc xin ý thức” sau ngày 30.9
Trao đổi với phóng viên Báo
Thanh Niên trưa 23.9, ông Nguyễn Minh Chi, Phó Chủ tịch UBND P.5, Q.Phú Nhuận, TP.HCM cũng là Tổ trưởng tổ phản ứng nhanh cấp cứu F0 tại nhà của phường, cho biết tâm lý chung của người dân là mong sau ngày 30.9, cuộc sống bình thường mới sớm trở lại ở TP.HCM. Sau nhiều tháng
giãn cách xã hội, ở nhà, nhiều người muốn được ra ngoài đi làm, khôi phục lại kinh tế, song theo ông Chi, phải tuân thủ điều kiện phòng chống dịch.
Dù sau 30.9, có thể được nới lỏng giãn cách để ra đường đi làm hoặc tiếp tục giãn cách theo các chỉ thị mới, ông Chi cho biết người dân cũng phải tuân thủ 5K. Chỉ ra đường khi thật sự cần thiết, sau khi ra đường để đi làm, thì nên về nhà ngay, không tập trung đông người, không chen chân ở ngoài đường trong các sự kiện vui chơi bởi dịch bệnh vẫn còn tồn tại. Câu chuyện
TP.HCM bùng phát dịch bệnh sau đợt nghỉ lễ 30.4 bà con đổ xô đi
du lịch khắp nơi là bài học xương máu mà người dân nên ghi nhớ.
Tình hình dịch đã cho con người thay đổi các thói quen, thích ứng với hoàn cảnh
|
Chị Huỳnh Tố Linh, Bí thư Đoàn thanh niên P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM cũng cho hay, tâm lý của người dân sau nhiều tháng giãn cách xã hội chỉ ở trong nhà
đang rất mong được ra ngoài đi chơi, tụ tập ăn uống, song việc này sau ngày 30.9 là chưa phù hợp. Chị Linh cho biết, chị và nhiều người khác đều mong sau ngày 30.9 được nới lỏng giãn cách để ra đường đi làm. Để an toàn nhất, bên cạnh tiêm vắc xin đầy đủ, 5K luôn tuân thủ, mỗi người phải có ý thức, không tập trung đông người, hết giờ làm việc là quay về thẳng nhà.
Theo chị Linh, không thể đùa với
Covid-19, nhất là những gia đình có người cao tuổi, có bệnh nền. Nếu người trẻ khỏe không tuân thủ 5K ở bên ngoài họ có thể không có biểu hiện bệnh nhưng vẫn mang virus về lây cho người thân của mình và gây những hệ quả đáng tiếc.
Rất nhiều bạn đọc của Báo
Thanh Niên đồng tình với quan điểm tăng cường “vắc xin ý thức” để phòng chống dịch ở TP.HCM sau ngày 30.9. Như bạn đọc Hua Hoc nói: “Ý thức người dân là quan trọng nhất, tuân thủ 5K bảo vệ lấy mình thôi, vì dù giãn cách nhưng có người vẫn kiếm đủ đường để qua chốt. Nên tôi nói ý thức là quan trọng nhất để chiến thắng dịch, còn có
những người thiếu ý thức thì có giãn cách bao lâu cũng vậy”.
Bình luận (0)