Nguyễn Tiến Thủy, chàng sinh viên gầy gò quê gốc Gia Lai, đang chăm chút từng nét chì than để hoàn thiện một bức chân dung. Thủy đang học năm thứ 3 khoa kiến trúc. Người mẫu của Thủy là một... bệnh nhân lớn tuổi ngồi xe lăn vì phải điều trị gai cột sống nhiều tháng liền. “Ông trông rất vui và thư giãn khi ngồi làm mẫu cho tôi vẽ chân dung”, Thủy chia sẻ sau khi tặng bức vẽ cho người mẫu.
Thủy đã say sưa ngồi vẽ liên tục 12 bức chân dung bệnh nhân trong suốt 5 giờ đồng hồ liền, bức nào nhìn cũng sống động. Thủy kể anh từng bị tai nạn và nằm một chỗ rất lâu, nên hiểu cảm giác của người bệnh. Vì vậy, khi có chút thời gian, Thủy muốn làm gì đó để giúp họ nguôi ngoai. Nhiều năm qua, Thủy cùng các bạn sinh viên chuyên vẽ chân dung thường đến các bệnh viện, vẽ tranh tặng bệnh nhân.
“Ở các bệnh viện đa khoa thì vẽ trực tiếp cho bệnh nhân, nhưng với bệnh viện ung bướu thì thường là xin ảnh, hoặc chụp lại chân dung bằng điện thoại rồi mang về nhà vẽ. Do bệnh nhân ung bướu thường phải vô thuốc, xạ trị nên mệt, không ngồi lâu được”, Thủy cho biết.
tin liên quan
Làm giàu từ nuôi thỏ sinh sảnNhờ chịu khó học hỏi, mạnh dạn sản xuất, chị Ung Thị Bích Dân ở
thôn Phú Vang, xã Bình Kiến, TP.Tuy Hòa (Phú Yên) đã thành công với mô
hình nuôi thỏ sinh sản (ảnh).
Thủy thường vẽ bằng chì than hoặc phấn tiên. Vẽ bằng phấn tiên tiết kiệm thời gian hơn, lại cho ra bức chân dung sống động nên rất nhiều người bệnh yêu thích kiểu tranh chân dung này. Thủy thường sử dụng kỹ thuật đánh ánh sáng, nhấn nhá cơ mặt để chân dung có được nét tươi tắn, sử dụng tông nền sáng. Hiện Thủy đang hoàn thiện 6 bức chân dung của bệnh nhân ở Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng, cứ 2 tuần một lần anh lại đi tặng tranh và nhận hình về vẽ tiếp.
Nhiều sinh viên khác ở Đà Nẵng cũng tham gia vẽ chân dung bệnh nhân. "Thâm niên" 3 năm có Lê Đăng Hưởng và Lê Văn Thịnh, cùng quê Hà Tĩnh, đang học năm thứ 5. Cả hai bắt đầu vẽ chân dung khi tham gia dự án “Một bức tranh nhiều hy vọng”, được khởi xướng với nhiều hoạt động xã hội ý nghĩa dành cho các bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng. Hưởng cho biết đây là hoạt động xã hội phù hợp với khả năng của sinh viên kiến trúc, nên hễ có chương trình là sẵn sàng tham gia, chỉ mong “mang lại chút niềm vui, động lực để người bệnh vượt qua ốm đau, bệnh tật”.
tin liên quan
Nữ thượng úy công an nghiên cứu... rác!Thịnh cũng khẳng định mình rất “có duyên” với những hoạt động vẽ tranh thiện nguyện, nên rất hay theo dõi những dự án ý nghĩa như thế này để tham gia. “Những khi bận bịu với đồ án, hay dính giờ làm thêm không tham gia được, thì mình cảm thấy rất bứt rứt”, Thịnh tâm sự.
Không giấu được niềm vui khi cầm trên tay bức chân dung mà Nguyễn Tiến Thủy vẽ tặng, bà Huỳnh Thị Bé (quê Hội An, Quảng Nam, đang điều trị tại Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Đà Nẵng) cảm kích: “Lần đầu tiên tôi được vẽ chân dung. Nó rất đẹp và thật có hồn. Niềm vui này còn hơn cả liều thuốc bổ, giúp những người bệnh như chúng tôi có thêm sức sống, thêm động lực chiến đấu với bệnh tật”.
Bình luận (0)