Theo các chuyên gia tâm lý, từ giai đoạn “giãn cách xã hội” đến “bình thường mới” tâm lý trẻ khá uể oải, bức bối là khó tránh khỏi. Vấn đề này được các bà mẹ chia sẻ, trao đổi sôi nổi trên mạng xã hội.
Trên trang trên trang Facebook cá nhân, chị Nguyễn Minh Trang (Trang Moon) cho biết nhiều phụ huynh lo lắng dịch bệnh khiến trẻ bị ảnh hưởng việc học. Tuy nhiên, đọc báo cáo mới nhất của UNICEF, chị thấy một vấn đề đáng lo ngại hơn nhiều, đó là ảnh hưởng lâu dài về sức khỏe tinh thần của trẻ. Theo thống kê mới nhất, trên toàn thế giới, cứ 7 trẻ sẽ có trên 1 trẻ trong độ tuổi 10 -19 tuổi đang phải chung sống với các chứng rối loạn tâm lý. Các bé gặp phải các vấn đề về stress, giảm vận động do phải ở trong nhà thời gian dài bởi đại dịch.
Tương tự, chị Thùy Minh chia sẻ, sau mùa dịch, Linh Louis (con trai chị) có một thân hình “đẫy đà”: tăng 10 kg, quần áo, giày dép đều chật, người nặng nề, ì ạch… Nếu như bình thường, việc lấy lại phong độ và sự năng động cho Linh Louis không quá khó. Tuy nhiên, vẫn đang còn dịch bệnh, mọi hoạt động của Linh Louis hầu như gắn với các thiết bị điện tử, khiến chị Minh đau đầu.
Chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp cho rằng, trẻ em nên có thời gian hoạt động thể lực trên 2 giờ mỗi ngày và thời gian tĩnh tại dưới 2 giờ mỗi ngày. Việc ít hoạt động thể lực sẽ tăng nguy cơ thừa cân béo phì, ảnh hưởng tới các chức năng tiêu hóa, hấp thu ảnh hưởng tới tăng trưởng chiều cao, khối cơ và chất lượng xương. Vì thế, hoạt động thể lực giúp tăng cường lưu lượng tuần hoàn, tăng ô xy lên não, tăng năng lực dẫn truyền thần kinh giúp tăng hiệu quả học tập.
Cũng vậy, tiến sĩ tâm lý Tô Nhi A cho rằng sự thu hẹp không gian sống, thực hiện 5K đã cắt giảm rất nhiều cơ hội được vận động, giao tiếp, di chuyển và khám phá của trẻ. Chính điều này dẫn đến rất nhiều sự mất cân bằng cả về sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tâm thần. Tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử trong giai đoạn này cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các vấn đề về suy giảm sức khỏe và mất cân bằng tâm lý. Phụ huynh cần lưu ý đến việc tổ chức vận động tại nhà, trong không gian hẹp để giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vận động, kết hợp với việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.
Đồng hành cùng thế hệ trẻ Việt Nam, MILO Việt Nam đã tổ chức “Sân Chơi Năng Động” trên Zalo cùng chương trình tập luyện “7 Ngày Năng Động”, trong đó cung cấp kiến thức về dinh dưỡng giúp duy trì sự năng động và dẻo dai ở trẻ. “Mình thấy game này là gợi ý rất tuyệt cho các bạn nhỏ, là nguồn cổ vũ rất tích cực, hiệu quả nữa!”, chị Trang Moon kêu gọi. Đồng hành cùng con trong “7 Ngày Năng Động”, chị Thùy Minh nhận xét: “Tất nhiên 7 ngày không đủ, con sẽ còn lớn lên, còn phải tập luyện thể thao và rèn luyện trong nhiều năm tiếp nữa. Nhưng cứ mỗi 7 ngày luyện được thói quen tốt, con sẽ luôn ghi nhớ sự quan trọng của sức khỏe và việc tập luyện thể thao cho bản thân mình”.
Theo đại diện MILO, “Sân Chơi Năng Động” trên ZALO là một trong những nỗ lực không ngừng nghỉ của MILO trong sứ mệnh xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam năng động và khỏe mạnh. “Thông qua các chương trình này, chúng tôi khuyến khích phụ huynh đồng hành cùng trẻ duy trì tinh thần năng động cả về thể chất lẫn tinh thần mọi lúc mọi nơi, tận dụng những khoảng thời gian nhỏ trong ngày để vận động và tập luyện thể thao, để nuôi dưỡng một thế hệ trẻ Việt Nam năng động và đầy năng lượng tích cực”, đại diện MILO chia sẻ.