Theo ông Lương Xuân Hồng, Giám đốc trung tâm, trong 36 “ông ba mươi”, “ông” hổ già nhất đã sống ở đây từ năm 2009.
Đa số các “ông ba mươi” ở đây là hổ Đông Dương và nặng khoảng 200 kg khi trưởng thành, được nuôi trong chuồng kèm không gian vận động ngoài trời |
Đậu Tiến Đạt |
Cùng với gấu, khỉ, vượn…, hổ được nuôi dưỡng theo đúng đặc tính trong tự nhiên, từ thiết kế chuồng trại, đến khẩu phần ăn hàng ngày. “Không chỉ hổ, mỗi ô chuồng tại đây như một ngôi nhà, mỗi nhân viên thì như người nhà của các con vật", ông Hồng cho biết.
Thanh Niên xin giới thiệu một số hình ảnh về công việc chăm sóc các “ông ba mươi” ở Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội.
Hổ đến “nhà” sẽ được khám sàng lọc sau đó ghép với những con cùng giới tính, độ tuổi và sở thích. Hổ hung dữ hoặc bị stress được nuôi riêng |
Đậu Tiến Đạt |
Công việc của 9 nhân viên chăm sóc bắt đầu hàng ngày với việc chào và kiểm tra hổ |
Đậu Tiến Đạt |
Hổ ăn 2 bữa mỗi ngày, mỗi bữa khoảng 5 kg thịt gà, lợn, bò... |
Đậu Tiến Đạt |
Anh Thao đang vệ sinh chuồng hổ, để vào chuồng hổ, phải khử trùng giày ủng, đóng mở cửa đảm bảo an toàn |
Đậu Tiến Đạt |
Người chăm sóc hổ phải cẩn thận, kiên trì và xem hổ như những người bạn |
Đậu Tiến Đạt |
Anh Trung, một nhân viên, cho biết hổ được ăn vào 9 giờ và 16 giờ hàng ngày |
Đậu Tiến Đạt |
Chuyên gia người Anh Harold Browning, một “người bạn” của các chú hổ. Anh là người theo dõi sức khỏe, tâm lý, thiết kế chuồng cho hổ và các loài vật |
Đậu Tiến Đạt |
Hai chú hổ đang chơi đùa, "chúa sơn lâm" lúc này trông như những chú mèo |
Đậu Tiến Đạt |
Một chú hổ đang thư giãn sau bữa sáng |
Đậu Tiến Đạt |
Khi vào trung tâm, hổ mất khoảng 2 - 3 tháng để làm quen. Những chú hổ từng bị bạo hành thường bất ổn và mất nhiều thời gian “hòa nhập cộng đồng” hơn |
Đậu Tiến Đạt |
Bình luận (0)