Thời vua Gia Long (1762 - 1820), chợ nằm ngoài cửa Chánh Đông (cửa Đông Ba) và có tên là Đông Hoa, nhưng sau do phạm húy vì trùng tên mẹ vua Thiệu Trị là Hồ Thị Hoa nên đổi thành Đông Ba. Ngoài ra, chợ còn có tên là Quy Giả Thị (chợ của Những người trở về) đánh dấu sự trở lại Phú Xuân của nhà Nguyễn khi đánh bại quân Tây Sơn.

Cháu Khôi Nguyên vẽ lúc 6 tuổi
Năm 1885, kinh đô Huế thất thủ, chợ bị Pháp đốt trụi. Năm 1899, vua Thành Thái cho xây lại chợ tại vị trí hiện nay, nên khi đó người dân có câu: Chợ Đông Ba đem ra ngoài giại (bãi đất trống)/Cầu Trường Tiền đúc lại xi-moong (xi măng). Lúc này chợ có 4 dãy: trước, sau, trái, phải. Giữa chợ có một lầu vuông 3 tầng, tầng trên có đồng hồ lớn, đến giờ thì gõ chuông.

Góc bán gà vịt ở chợ Đông Ba đầu thế kỉ 20 - KTS Nguyễn Khánh Vũ vẽ dựa theo ảnh tư liệu

Ký họa của KTS Bùi Hoàng Bảo

Ký họa của KTS Hoàng Hữu Đạt

Phụ nữ Huế vẫn sử dụng nón lá dù không nhiều như ngày trước - ký họa của KTS Đặng Phước Tuệ

Đầu thế kỉ 20, chợ Đông Ba hãy còn tháp chuông ba tầng giữa chợ, bốn mặt có đồng hồ gõ chuông - Lam Yên vẽ dựa theo ảnh tư liệu
Qua nhiều lần tu sửa, chợ hiện tại có 3 tầng, tổng diện tích hơn 2 ha, kéo từ chân cầu Trường Tiền đến cầu Gia Hội. Với vị trí thuận lợi "trên bến dưới thuyền" (một mặt giáp đường Trần Hưng Đạo, mặt kia giáp sông Hương), chợ Đông Ba cũng là đầu mối giao thương quan trọng của Huế.

Ký họa của họa sĩ Ngọc Nguyễn
Chợ Đông Ba cũng được nhắc đến nhiều trong ca dao: Đò từ Đông Ba đò qua Đập Đá/Đò từ Vỹ Dạ, thẳng Ngã ba Sình…; và âm nhạc: Phiên Đông Ba buồn qua cửa chợ… (Khúc sông Hương - Phạm Đình Chương), Chợ Đông Ba khi mình qua/Lá me bay bay là đà… (Mưa trên phố Huế - Minh Kỳ và Tôn Nữ Thụy Khương).
Bình luận (0)