Nơi đây còn là Hội quán Tuệ Thành của người Hoa gốc Tuệ Thành (tên cũ của Quảng Châu, Trung Quốc) thuộc bang Quảng Đông - bang lớn nhất của người Hoa ở Chợ Lớn.
![Góc ký họa: Chùa Bà - Dấu ấn Hoa kiều Quảng Đông- Ảnh 1. Góc ký họa: Chùa Bà - Dấu ấn Hoa kiều Quảng Đông- Ảnh 1.](https://images2.thanhnien.vn/thumb_w/640/528068263637045248/2025/2/8/9a1-chon-bao-in-ky-hoa-cua-kts-phan-dinh-trung-1739020178965573111841.jpg)
Ký họa của KTS Phan Đình Trung
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đình, ban đầu chùa có mặt bằng hình chữ Khẩu (nhà bốn phía, giếng trời ở giữa). Nếu như chùa miếu VN, tòa thiêu hương thông nhang khói thường đặt sau hoặc ngoài khu vực chánh điện thì chùa Bà đặt lò thiêu hương ngay giếng trời, trước chánh điện. Năm 1908, chùa mở rộng thêm một giếng trời với trung điện nằm giữa. Trên hệ cột, kèo là các liễn đối, các bức đại tự thể hiện những kỹ thuật đặc sắc của người Hoa như: thư pháp, chạm khắc, sơn thếp…
![Ký họa của họa sĩ Thái Lan Sutien Lokulprakit Ký họa của họa sĩ Thái Lan Sutien Lokulprakit](https://images2.thanhnien.vn/thumb_w/640/528068263637045248/2025/2/8/3-ky-hoa-cua-hoa-si-thai-lan-sutien-lokulprakit-2-1739031277353337288433.jpg)
Ký họa của họa sĩ Thái Lan Sutien Lokulprakit
![Ký họa của KTS Phan Đình Trung Ký họa của KTS Phan Đình Trung](https://images2.thanhnien.vn/thumb_w/640/528068263637045248/2025/2/8/4-ky-hoa-cua-kts-phan-dinh-trung-1739031277491470648337.jpg)
Ký họa của KTS Phan Đình Trung
![Ký họa của KTS Phùng Thế Huy Ký họa của KTS Phùng Thế Huy](https://images2.thanhnien.vn/thumb_w/640/528068263637045248/2025/2/8/5-ky-hoa-cua-kts-phung-the-huy-17390312775331860335665.jpg)
Ký họa của KTS Phùng Thế Huy
![Ký họa của Huỳnh Hoàng Khang - sinh viên Trường ĐH Văn Lang Ký họa của Huỳnh Hoàng Khang - sinh viên Trường ĐH Văn Lang](https://images2.thanhnien.vn/thumb_w/640/528068263637045248/2025/2/8/6-ky-hoa-cua-huynh-hoang-khang-sv-truong-dh-van-lang-17390312776542135959698.jpg)
Ký họa của Huỳnh Hoàng Khang - sinh viên Trường ĐH Văn Lang
Chùa Bà nổi bật bởi phù điêu, cụm tiếu tượng (tượng vui) bằng gốm tráng men nhiều màu sắc trên mái hiên, nóc chùa, vách tường dựa vào các điển tích Trung Quốc xưa như: Lưỡng long tranh châu, tứ linh, bát tiên quá hải, Phúc Lộc Thọ, thầy trò Đường Tăng…
![Ký họa của sinh viên Ngô Quốc Thuận - Trường ĐH Nguyễn Tất Thành Ký họa của sinh viên Ngô Quốc Thuận - Trường ĐH Nguyễn Tất Thành](https://images2.thanhnien.vn/thumb_w/640/528068263637045248/2025/2/8/7-ky-hoa-cua-sv-ngo-quoc-thuan-truong-dh-nguyen-tat-thanh-1-17390312777441463741696.jpg)
Ký họa của sinh viên Ngô Quốc Thuận - Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
![Nơi dán những mong cầu của khách - ký họa của KTS Linh Hoàng Nơi dán những mong cầu của khách - ký họa của KTS Linh Hoàng](https://images2.thanhnien.vn/thumb_w/640/528068263637045248/2025/2/8/8-noi-dan-nhung-mong-cau-cua-khach-ky-hoa-cua-kts-linh-hoang-1739031277797159339931.jpg)
Nơi dán những mong cầu của khách - ký họa của KTS Linh Hoàng
![Múa lân chùa Bà - ký họa của KTS Linh Hoàng Múa lân chùa Bà - ký họa của KTS Linh Hoàng](https://images2.thanhnien.vn/thumb_w/640/528068263637045248/2025/2/8/9-mua-lan-chua-ba-ky-hoa-cua-kts-linh-hoang-17390312779682034148625.jpg)
Múa lân chùa Bà - ký họa của KTS Linh Hoàng
![Sân trong chùa Bà - ký họa của KTS Linh Hoàng Sân trong chùa Bà - ký họa của KTS Linh Hoàng](https://images2.thanhnien.vn/thumb_w/640/528068263637045248/2025/2/8/10-san-trong-chua-ba-ky-hoa-cua-kts-linh-hoang-1-1739031278017768684558.jpg)
Sân trong chùa Bà - ký họa của KTS Linh Hoàng
Làm tiếu tượng là nghề đặc trưng vùng Phật Sơn, Quảng Đông ra đời khoảng thế kỷ 16 du nhập và phát triển ở Chợ Lớn khoảng thế kỷ 19 với các lò nổi tiếng thời bấy giờ là Đồng Hòa, Bửu Nguyên… Tiếu tượng chỉ nhằm trang trí, tạo sự vui tươi, gần gũi cho nơi linh thiêng. Tiếu tượng xuất hiện nhiều trên đình, chùa, miếu ở Chợ Lớn, Biên Hòa, Bình Dương và miền Tây, đến đầu thế kỷ 20 thì thất truyền.
![Lò thiêu hương ngay giếng trời, trước chánh điện - ký họa của KTS Trần Xuân Hồng Lò thiêu hương ngay giếng trời, trước chánh điện - ký họa của KTS Trần Xuân Hồng](https://images2.thanhnien.vn/thumb_w/640/528068263637045248/2025/2/8/11-lo-thieu-huong-ngay-gieng-troi-truoc-chanh-dien-ky-hoa-cua-kts-tran-xuan-hong-17390312780379577555.jpg)
Lò thiêu hương ngay giếng trời, trước chánh điện - ký họa của KTS Trần Xuân Hồng
![Ký họa của Phạm Ngọc Huy Ký họa của Phạm Ngọc Huy](https://images2.thanhnien.vn/thumb_w/640/528068263637045248/2025/2/8/12-ky-hoa-cua-pham-ngoc-huy-17390312780921654353063.jpg)
Ký họa của Phạm Ngọc Huy
![Ký họa của KTS Trần Thái Nguyên Ký họa của KTS Trần Thái Nguyên](https://images2.thanhnien.vn/thumb_w/640/528068263637045248/2025/2/8/13-ky-hoa-cua-kts-tran-thai-nguyen-1739031278189446763437.jpg)
Ký họa của KTS Trần Thái Nguyên
![Ký họa của KTS Bùi Hoàng Bảo Ký họa của KTS Bùi Hoàng Bảo](https://images2.thanhnien.vn/thumb_w/640/528068263637045248/2025/2/8/14-ky-hoa-cua-kts-bui-hoang-bao-1739031278249988413756.jpg)
Ký họa của KTS Bùi Hoàng Bảo
Tại chùa hiện vẫn còn rất nhiều cổ vật có giá trị: bộ lư đồng pháp lam đúc năm 1886; lệnh viết tay của đại úy D'Ariès cấm binh sĩ Pháp - Tây Ban Nha phá hoại chùa; hai đại hồng chung đúc năm 1795 và 1830…
Năm 1993, chùa Bà được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
(*): Đối với người Hoa, Thiên hậu thánh mẫu (tên thật là Lâm Mặc Nương, sinh năm 1062 ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc) là vị nhân thần bảo hộ người đi biển. Người dân dành ngày 23 tháng 3 âm lịch hằng năm để tưởng nhớ bà, nên đây cũng là ngày hội chính của chùa.
![Góc ký họa: Chùa Bà - Dấu ấn Hoa kiều Quảng Đông- Ảnh 14. Góc ký họa: Chùa Bà - Dấu ấn Hoa kiều Quảng Đông- Ảnh 14.](https://images2.thanhnien.vn/thumb_w/640/528068263637045248/2025/2/8/9a2-chon-bao-in-ky-hoa-cua-hoa-si-thai-lan-sutien-lokulprakit-1739020179006210849950.jpg)
Ký họa của họa sĩ Thái Lan Sutien Lokulprakit
Bình luận (0)