Góc ký họa: Đàn Nam Giao

19/05/2024 07:15 GMT+7

Nằm trong quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, đàn Nam Giao (P.Trường An, TP.Huế, cách Đại Nội khoảng 5 km) là nơi các vua triều Nguyễn tổ chức lễ tế trời đất, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.

Công trình được xây dựng năm 1806 dưới thời vua Gia Long. Lễ tế đầu tiên được tổ chức năm 1807 và trở thành đại lễ hằng năm (hoặc cách năm). Từ năm 1890 (đời vua Thành Thái) về sau, tổ chức 3 năm/lần. Lễ tế cuối cùng của nhà Nguyễn tại đây diễn ra năm 1945.

Đàn Nam Giao được bao phủ bởi rừng thông xanh mát

Đàn Nam Giao được bao phủ bởi rừng thông xanh mát

Ký họa của KTS Hoàng Dũng

Mặt bằng tổng thể đàn Nam Giao - ký họa của KTS Bùi Hoàng Bảo

Mặt bằng tổng thể đàn Nam Giao - ký họa của KTS Bùi Hoàng Bảo

Đàn Nam Giao có diện tích khoảng 10 ha, bốn mặt đều có cổng (mỗi cổng đều có bình phong bằng đá, cổng chính hướng Nam) và được bao phủ bởi rừng thông (tượng trưng cho người quân tử theo quan niệm của Nho giáo).

Đàn Nam Giao là nơi để vua triều Nguyễn làm lễ tế trời đất

Đàn Nam Giao là nơi để vua triều Nguyễn làm lễ tế trời đất

Tranh của KTS Linh Hoàng

Ký họa của KTS Trần Xuân Hồng

Ký họa của KTS Trần Xuân Hồng

Ký họa của KTS Phan Đình Trung

Ký họa của KTS Phan Đình Trung

KTS cung cấp

Vị trí trung tâm (gọi là Giao đàn) là nơi diễn ra các nghi lễ chính, có 3 tầng, mỗi tầng đều có bậc cấp để lên xuống. 

Theo Đại Nam thực lục, tầng trên cùng gọi là Viên đàn, mặt bằng hình tròn để tế Trời (Hiệu thiên thượng đế) Đất (Hoàng địa kỳ). Tầng kế gọi là Phương đàn, có mặt bằng hình vuông là nơi tế các vị thần. Tầng dưới cùng có mặt bằng hình vuông, phía đông nam là nơi chất củi để đốt các đồ cúng tế như bò, heo và lụa, cho cháy hết, bốc khói lên cao để tế Trời. Phía tây bắc là nơi đào lỗ để chôn đồ cúng tế xuống đất, để tế Đất.

Mổ trâu tế lễ - tranh của KTS Nguyễn Khánh Vũ

Mổ trâu tế lễ - tranh của KTS Nguyễn Khánh Vũ

Cổng chính đàn Nam Giao - ký họa của họa sĩ Trần Bình Minh

Cổng chính đàn Nam Giao - ký họa của họa sĩ Trần Bình Minh

Họa sĩ cung cấp

Ngoài ra trong khuôn viên còn có Trai cung (nơi vua ở tạm vài ngày để trai tịnh trước khi làm lễ tế), Thần khố (nhà kho), Thần trù (nhà bếp), Tế sinh sở (nơi giết mổ vật cúng tế)…

Công trình được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1997. 

Bốn mặt đàn Nam Giao đều có cổng - ký họa của KTS Phùng Thế Huy

Bốn mặt đàn Nam Giao đều có cổng - ký họa của KTS Phùng Thế Huy

Ký họa của KTS Phùng Thế Huy

Ký họa của KTS Phùng Thế Huy

KTS cung cấp

 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.