Góc ký họa: Hồ Xuân Hương

13/08/2023 08:00 GMT+7

Được ví như viên ngọc xanh của Đà Lạt, hồ Xuân Hương (nằm ngay trung tâm thành phố) được công nhận là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia năm 1988.

Khoảng đầu thập niên 1920, người Pháp đắp hai con đập ngang suối Đạ Lạch để dự trữ nước sử dụng khi dân số tăng lên. Năm 1932, hai đập này vỡ. Năm 1934, chính quyền làm một đập nước kiên cố hơn tạo thành Grand Lac (Hồ Lớn). Tên hồ Xuân Hương có từ năm 1953.

Xuất xứ tên này có hai giả thuyết. Một là, tên của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương (thế kỷ 19). Hai là, vào mùa xuân, cây cỏ quanh hồ tỏa hương thơm thoang thoảng nên gọi là hồ Xuân Hương.

Góc ký họa: Hồ Xuân Hương - Ảnh 1.

Bình minh lên - ký họa của KTS Trần Xuân Hồng

Góc ký họa: Hồ Xuân Hương - Ảnh 2.

Ký họa của KTS Phùng Thế Huy

KTS cung cấp

Góc ký họa: Hồ Xuân Hương - Ảnh 3.

Hồ Xuân Hương nằm ngay trung tâm TP - ký họa của họa sĩ Tâm Nguyễn

Họa sĩ cũng cấp

Góc ký họa: Hồ Xuân Hương - Ảnh 4.

Toàn cảnh hồ Xuân Hương - ký họa của KTS Thái Lan Sutien Lokulprakit

KTS cung cấp

Hồ có chu vi chừng 5 km và diện tích khoảng 25 ha. Quanh hồ là đồi Cù, quảng trường Lâm Viên, công viên Yersin, vườn hoa thành phố, có dịch vụ xe ngựa chở du khách thưởng ngoạn. Trên hồ có nhà Thủy Tạ gần 100 tuổi, trước đây vốn là một câu lạc bộ dưới nước (bơi lội, chèo thuyền), sau năm 1975 đổi công năng thành nhà hàng cà phê giải khát.

Góc ký họa: Hồ Xuân Hương - Ảnh 5.

Những chiều rét mướt - ký họa của KTS Phùng Thế Huy

KTS cung cấp

Góc ký họa: Hồ Xuân Hương - Ảnh 6.

Thủy tạ gần 100 tuổi trên hồ Xuân Hương - ký họa của KTS Bùi Hoàng Bảo

KTS cung cấp

Góc ký họa: Hồ Xuân Hương - Ảnh 7.

Ký họa của KTS Nguyễn Khánh Vũ

KTS cung cấp

Hồ Xuân Hương quyến rũ đến nỗi một cẩm nang du lịch (bằng tiếng Anh) xuất bản những năm 1960 đã viết: "Hồ Xuân Hương tạo một quang cảnh mà không ngôn từ nào nói hết…". Nơi đây cũng là nguồn cảm hứng cho biết bao văn thi họa sĩ. Năm 1933, trong một đêm "trăng mờ tán sắc sau cơn mưa", màn sương mờ ảo giăng trên mặt hồ, hai nhà thơ nổi tiếng Quách Tấn và Hàn Mặc Tử cùng đi dạo bên bờ hồ đã phải cảm thán: "Có cảm giác trời đất đã tan thành thủy tinh và chúng tôi đang đứng giữa hư vô…".

Góc ký họa: Hồ Xuân Hương - Ảnh 8.

Chiều buông - tranh của họa sĩ Hồ Hưng

Họa sĩ cung cấp

Góc ký họa: Hồ Xuân Hương - Ảnh 9.

Ký họa của KTS Quý Nguyễn

KTS cung cấp

Góc ký họa: Hồ Xuân Hương - Ảnh 10.

Hàng thông bên bờ hồ - ký họa của KTS Hoàng Hữu Đạt

KTS cung cấp

Góc ký họa: Hồ Xuân Hương - Ảnh 11.

Lắng nghe chiều - tranh của họa sĩ Hồ Hưng

Họa sĩ cung cấp

Góc ký họa: Hồ Xuân Hương - Ảnh 12.

Nụ hôn của đất trời - tranh của họa sĩ Hồ Hưng

Họa sĩ cung cấp

 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.