Sau khi đoàn công tác, trong đó có đại diện công đoàn các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM làm việc, phía ban giám đốc công ty đồng ý nâng từ mức 60% lên 75%.
Người lao động được hỗ trợ vé tàu về quê dịp Tết Nguyên đán năm 2021 |
PHẠM THU NGÂN |
Có nhiều vấn đề cần nói tới. Có thể khẳng định, dịch Covid-19 đã làm cho các công ty, doanh nghiệp (DN) “lên bờ xuống ruộng”, nhiều đơn vị phá sản, giải thể, nợ nần. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra, đa số DN có thể trụ lại thời “hậu Covid-19”, nhanh chóng vượt qua khủng hoảng đều nhờ giữ được mối quan hệ tương tác với người lao động (NLĐ). Đây cũng là bài học lớn nhất cần lưu ý khi nhìn lại cuộc tháo chạy của NLĐ khỏi TP.HCM và những DN loay hoay tìm nguồn bù đắp.
Tháng 11.2021, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM khi đưa ra các nhóm giải pháp phục hồi sản xuất, có đề cập rất rõ: DN phải quan tâm chăm lo cho NLĐ, triển khai nhiều chính sách phúc lợi để họ gắn bó với đơn vị. Còn ở góc độ DN, chủ tịch một hiệp hội sau khi đi thăm các khu trọ của NLĐ ở lại TP.HCM, rút ra một kết luận: DN có tầm nhìn xa giữ chân NLĐ, hỗ trợ an sinh, chỗ ở cho họ chu đáo... thì họ ít khi nào rời bỏ DN.
Trở lại việc DN thưởng tết cho công nhân, NLĐ, dẫu đối chiếu pháp luật hiện hành thì không có quy định bắt buộc trừ khi điều này được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, quy chế nội bộ DN hoặc thỏa ước lao động tập thể... Tuy nhiên, nó là một nét “văn hóa” từ trước tới nay. Thưởng nói chung, thưởng tết nói riêng, không chỉ là lời cảm ơn, thể hiện sự trân trọng của DN đối với NLĐ sau một thời gian họ đồng hành, tận tâm sản xuất, mà trong bối cảnh hiện nay, nó còn giúp NLĐ vơi đi phần nào khó khăn vì dịch bệnh. Qua sự thỏa lòng đó, sẽ kích thích kịp thời, đáp ứng kịp mong muốn và tăng năng suất NLĐ.
Bình luận (0)