Google đặt cược gì với smartphone Nexus?

29/10/2015 08:34 GMT+7

(TNO) Google không áp dụng phương pháp bán smartphone truyền thống khi nó không được bán tại các cửa hàng, thậm chí Google cũng ít thực hiện các chiêu bài truyền thông rầm rộ, trái ngược với cách nhiều hãng smartphone khác đang thực hiện.

(TNO) Google không áp dụng phương pháp bán smartphone truyền thống khi nó không được bán tại các cửa hàng, thậm chí Google cũng ít thực hiện các chiêu bài truyền thông rầm rộ, trái ngược với cách nhiều hãng smartphone khác đang thực hiện.

Nexus 5X là một trong số hai smartphone mới nhất được tạo bởi Google - Ảnh: AFPNexus 5X là một trong số hai smartphone mới nhất được tạo bởi Google - Ảnh: AFP
Điều kỳ lạ là Google thực hiện điều này trong bối cảnh điện thoại của hãng nhận được các đánh giá khá tốt, thậm chí nó tốt hơn iPhone 6S/6S Plus (theo ý kiến của một số người dùng), hay Galaxy S của Samsung, trên mức giá không quá tốn kém.

Có hai smartphone mới của Google trong năm nay và đang được đánh giá là một trong những điện thoại tốt nhất trên thị trường. Sản phẩm giá rẻ nhận được nhiều chú ý đó là Nexus 5X và chiếc smartphone cao cấp hơn là Nexus 6P.

Để tìm hiểu nguyên nhân vì sao Google vẫn sản xuất smartphone Nexus, trang Techinsider đưa ra một số phân tích như dưới đây:

Một “tài liệu tham khảo” cho các thiết bị Android

Bước đầu tiên trong cuộc hành trình để hiểu tại sao Google dường như giấu điện thoại tuyệt vời của họ khỏi công chúng, như lời đại diện của hãng giải thích với trang Techinsider rằng: “Chương trình Nexus là nỗ lực của chúng tôi để mang đến một thiết bị phần cứng có trải nghiệm phần mềm lý tưởng nhất. Nó là sự tổng hợp của phần cứng, phần mềm, kinh nghiệm bán lẻ, tần số cập nhật bảo mật (hằng tháng) và cập nhật phần mềm liên tục (trong 2 năm). Trong những năm qua, chúng tôi đã ra mắt smartphone Nexus One, 4, 5, 6, 5X và 6P, cũng như tablet Nexus 7 và 10, cùng với sự xuất hiện của Nexus Player Android TV. Kể từ khi Nexus được tạo bởi các đối tác, chúng tôi nghĩ rằng thiết bị phục vụ như một tín hiệu cho thấy những gì mà ngành công nghiệp có thể thực hiện”.
Cùng với Nexus 5X, Nexus 6P nằm trong mô hình giải pháp end-to-end của Google - Ảnh: AFP
“Đó là một chặng đường dài, chúng tôi tạo ra thiết bị này để thiết lập một ví dụ về những gì mà một điện thoại Android có khả năng làm việc. Google muốn chứng tỏ “trải nghiệm người dùng tổng thể” bằng cách làm việc với các nhà sản xuất, từ đó tạo ra một điện thoại (phần cứng) đi kèm phiên bản hệ điều hành Android nguyên bản tuyệt vời nhất (phần mềm), và chỉ bán thiết bị thông qua cửa hàng trực tuyến (bán lẻ)”, vị đại diện này nói thêm.

Đó rõ ràng là một cách làm “khá quen thuộc” với chính sách của Apple khi sản xuất iPhone: Apple chế tạo phần cứng, Apple tạo ra phần mềm, Apple có cửa hàng để bán iPhone và cung cấp những thông tin cập nhật phần mềm cho sản phẩm. Đó là một giải pháp end-to-end đến người tiêu dùng, và thường mang đến trải nghiệm tốt hơn so với việc mua một điện thoại Android. Không có gì ngạc nhiên khi Apple bán được rất nhiều iPhone, và thực sự phần lớn lợi nhuận của Apple đến từ việc bán iPhone. Apple về cơ bản quan tâm đến kinh doanh.

Nhưng nếu điện thoại Nexus được xem là thiết bị tham chiếu nhằm chứng minh những gì mà điện thoại Android có thể thực hiện, tại sao Google lại không quan tâm đến hoạt động kinh doanh điện thoại?

Gần đây nhất bạn có thể mua những chiếc điện thoại như OnePlus Two hoặc dòng Moto X mới chạy hệ điều hành Android gần như nguyên bản. Những thiết bị này được bán trực tiếp đến người tiêu dùng bởi các nhà đối tác hoạch định tương ứng. Trong khi đó, các nhà sản xuất điện thoại Android phổ biến như Samsung, LG và Xiaomi đều chạy phiên bản Android mới nhất với phần mềm bloatware. Ví dụ, Samsung tạo các ứng dụng email, lịch, nhắn tin văn bản riêng… mặc dù thực tế là Google làm tốt hơn tất cả những ứng dụng này.

Câu hỏi là, tại sao Samsung, LG và các hãng còn lại làm điều này? Bởi vì theo logic, đây là cách các công ty cung cấp phiên bản Android tùy biến riêng. Và sự thật là, nếu họ chạy phiên bản Android nguyên bản, sẽ không có điều gì để phân biệt điện thoại của họ với các đối thủ cạnh tranh. Đơn giản là họ đang cố gắng tạo ra một chiếc điện thoại tốt hơn so với những người khác và giành chiến thắng theo cách đó.

Google không muốn mình trở thành đối thủ của các đối tác như Samsung hay LG - Ảnh: AFP
Vậy tại sao Google vẫn sản xuất điện thoại?

Một chuyên gia của Techinsider cho biết đã sử dụng iPhone trong nhiều năm, đầu tiên là 3G, sau đó là 4, 5 và cuối cùng là 6. Thế nhưng khi sử dụng Nexus 5 trong 6 tháng, người này đã thực sự yêu quý sản phẩm của Google. Mặc dù điện thoại không tránh khỏi một số điểm yếu, nhưng nó là một trong những điện thoại tốt nhất hiện có trên thị trường.

Google cho rằng, quá trình mua hàng trực tuyến của họ như là một hoạt động thử nghiệm cho tầm nhìn của hãng về tương lai của bán lẻ. Như lời phát ngôn viên của Google: “Điện thoại được bán tại 24 quốc gia, bao gồm các quốc gia với những nhà mạng lớn và nhà bán lẻ quốc tế. Chúng tôi đang tập trung vào việc xây dựng Google Store mà mọi người có thể tìm và mua sản phẩm của mình, cũng như các phụ kiện tốt nhất dành cho chúng”.
Đầu tư mạnh, nhưng Google chỉ phân phối các sản phẩm Nexus qua gian hàng trực tuyến - Ảnh: Google
Đó là một chiến lược tương tự các nhà sản xuất khác đang sử dụng. Những nhà sản xuất smartphone Trung Quốc như OnePlus và Xiaomi hầu như chỉ bán điện thoại trên gian hàng trực tuyến, và chúng đang rất phổ biến. Google dường như tin bán điện thoại độc quyền trực tuyến sẽ là hướng đi tốt cho hãng lúc này.
Cửa hàng trực tuyến của Google là cách duy nhất để mua điện thoại mới của hãng, dù hứng chịu rất nhiều phản ứng của người dùng. Có lẽ, bỏ qua đối tác phân phối là hướng đi của nhiều nhà sản xuất thiết bị trong tương lai, và vì vậy sản xuất điện thoại Nexus là cách Google thực hiện để duy trì hình thức này.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.