Cụ thể DeepMind - một công ty khởi nghiệp (startup) đã được Google mua lại vào năm 2014, sẽ hợp tác với một dịch vụ y tế quốc gia của Anh, với nhiệm vụ là phát hiện các mối đe dọa và đưa ra chẩn đoán bệnh về mắt chỉ sau một lần quét mắt.
Để rõ ràng hơn, DeeMind sẽ làm việc với bệnh viện mắt Moorfields ở London, nghiên cứu sâu vào việc xác định các dấu hiệu của 2 bệnh cụ thể: võng mạc tiểu đường và thoái hóa điểm vàng. Theo ghi nhận của Google, có khoảng 100 triệu người trên toàn thế giới đang mắc bệnh này.
Google sẽ nghiên cứu giúp cho công nghệ DeepMind có thể được dạy để phân tích hai bệnh sau một lần quét mắt người. Việc chẩn đoán các bệnh này được cho là rất khó khăn cho các bác sĩ về mắt do tính phức tạp của chúng. Kết quả là, chẩn đoán sớm sẽ giúp cho bệnh nhân sớm biết bệnh để đưa ra các biện pháp điều trị, bởi nếu chậm trễ sẽ làm suy giảm thị lực.
Trí tuệ nhân tạo DeepMind đã được phát triển trong nhiều năm nhưng thực sự nổi lên sau khi tham gia và đánh bại nhà vô địch thế giới cờ vây Lee Se-Dol (Hàn Quốc).
Tiềm năng của trí tuệ nhân tạo là rất lớn, có thể mang đến sự khác biệt trong nghiên cứu y học vốn khó khăn, trong đó hệ thống siêu máy tính Watson của IBM cũng đã đóng góp rất nhiều vào các dự án sức khỏe. Watson lần đầu tiên được đưa vào làm việc để cung cấp phương pháp điều trị bệnh nhân ung thư phổi vào năm 2013.
Google gần đây đã tham gia phát triển các giải pháp chăm sóc sức khỏe thông qua startup công nghệ sinh học Calico Labs, vì vậy việc áp dụng DeepMind vào hoạt động y tế không phải là quá bất ngờ.
Bình luận (0)