“Thánh đường dài”
Trong những tài xế nữ của GrabBike, Thái Châu Vy, 27 tuổi, nhà ở Xóm Củi, Q.8 (TP.HCM) được xem là “thánh đường dài”, chuyên trị những cung đường Hóc Môn, Bình Dương, Biên Hòa, Lái Thiêu… Một ngày cô chạy 100 - 150 km là bình thường.
tin liên quan
Ngoài 30 tuổi làm 'dì ghẻ' 8 đứa conHơn 10 năm trước, người phụ nữ ngoài 30 tuổi tự nguyện lấy một ông già góa vợ và có 8 đứa con, nhưng bà 'dì ghẻ' này đã làm được những điều hiếm có, khiến mọi người thán phục.
Có lần khách đi từ Nguyễn Thiện Thuật (Q.3) xuống chung cư Conic (Q.7). Tới nơi khách có việc đột xuất cần đi... Bến Tre gấp nên nửa đùa nửa thật hỏi Vy đi không, ai ngờ cô đồng ý cái rụp. Đợt đó tiền xe là 350.000 đồng, khách “bo” thêm 100.000 đồng nữa.
Một ngày của Vy thường bắt đầu từ 8 giờ sáng và kết thúc lúc 20 - 21 giờ tối. Cô chạy cùng lúc GrabBike và Grab giao hàng, ít nhất 12 tiếng/ngày, trung bình được 450.000 - 500.000 đồng (chưa trừ tiền chiết khấu cho công ty, chi phí xăng, điện thoại).
“Ngày chạy kỷ lục của mình là 23 tiếng. Mình bật ứng dụng từ 19 giờ tối ngày 23 tết, đến 1 giờ sáng “nổ” một cuốc đi Bình Dương 105.000 đồng.
Sau đó có khách liên tục cho đến 18 giờ tối ngày hôm sau, tổng cộng tiền xe và tiền “bo” lúc đó cũng gần 1,4 triệu đồng. Ngày trước tiền “bo” có thể bằng 50% thu nhập, còn bây giờ người chạy Grab đông quá nên nhiều khi chạy cả ngày không có ai “bo” một đồng”, Vy kể.
tin liên quan
Những đường cong người dân TP.HCM hỏi phải bật xi nhan: Uốn lượn Hương lộ 2Nhiều người dân phản ánh đoạn đường cong dưới gầm cầu vượt Quốc lộ 1A - Hương lộ 2 (Q.Bình Tân, TP.HCM) khá hẹp và khuất tầm nhìn nhưng CSGT thường xuyên đứng ở đây dừng xe phương tiện để xử phạt lỗi không xi nhan. Người dân cần 1 câu trả lời chính thức từ Phòng CSGT TP.HCM.
Bên cạnh những xui xẻo chung của tài xế GrabBike như bị quỵt tiền, giật điện thoại, tài nữ còn đối mặt với nạn quấy rối tình dục.
Chị Trần Thị Thùy Dương, 28 tuổi, chạy GrabBike gần một năm, kể có lần chở khách từ đường Phổ Quang (Q.Tân Bình) đến cầu Thạnh Lộc (Q.12). Trên đường, khách cố tình ngồi sát rạt, tay quờ quạng lung tung. Được một đoạn, anh ta dụ đi khách sạn một tiếng sẽ trả 500.000 đồng. “Khi tôi khó chịu phản ứng thì anh ta nói “tôi chỉ xin, cho thì vui, không cho thì thôi, làm gì dữ vậy”. Chưa hết, tại điểm đến, anh ta còn phe phẩy xấp tiền 500.000 đồng và hỏi: “Có suy nghĩ lại không?”, chị Dương kể.
“Chạy GrabBike kiếm sống không đơn giản nhưng có tới khoảng 500 - 600 tài xế GrabBike nữ, buổi họp mặt hồi tháng 6 vừa rồi tài xế nữ đến rất đông”, con số ước tính của Trương Thị Thanh Phương, 45 tuổi, nữ tài xế khu vực Q.12, cũng đủ cho thấy hấp lực của GrabBike lớn chừng nào.
Chị Phương, một trong những tài xế nữ đầu tiên của GrabBike từ năm 2015, cho biết nữ chạy GrabBike tay lái yếu hơn nam nhiều nên dù đi chậm, cẩn thận vẫn “đo đường” thường xuyên. Nói rồi chị đưa cánh tay, chân trầy trụa “khoe” với tôi, cách đây vài ngày chạy trên đường Trường Chinh lúc trời mưa, xe chị vấp cục đá, thế là “xòe” ra đường. May là không có xe lớn phía sau...
“Nói vậy chứ nữ chạy GrabBike cũng có những niềm vui nho nhỏ. Nhiều khách thấy tôi là nữ, nên không chịu ngồi sau mà đòi chở, đến nơi vẫn trả đủ tiền. Có khách bắt xe đi ăn tối, đến nơi ổng bắt buộc tôi phải ăn chung đến no lặc lè, rồi sau đó trả hết tiền ăn, tiền cuốc xe 12.000 đồng ổng đưa luôn 20.000 đồng”, chị kể.
tin liên quan
Grabbike - Những cuốc xe đời: Phóng viên Thanh Niên vào nghề GrabBikeChỉ cần trên 18 tuổi, có xe máy và điện thoại thông minh là có thể trở thành tài xế GrabBike với thu nhập từ 8 - 10 triệu đồng/tháng chưa kể chương trình thưởng tuần, thưởng tháng.
Lão tướng GrabBike
Chạy chiếc Wave “ghẻ” đời năm... 2000, ông Vương Quế Siêu, 63 tuổi, được xem là một trong những người già nhất còn chạy GrabBike.
Hiện tại, GrabBike khống chế tài xế từ 18 - 58 tuổi, nhưng ông Siêu thuộc thế hệ chạy GrabBike đầu tiên (lúc đó chưa khống chế độ tuổi) nên tiếp tục chạy đến bây giờ.
|
Trong giới GrabBike Q.9, ông Siêu nổi tiếng là chạy xe... “ghẻ”. Chiếc Wave mua từ năm 2000, tàn như cái giẻ rách, lớp vỏ nhựa, bửng bể phải lấy băng keo vá chằng vá đụp, lên dốc để số 2 mà xe bò ì ạch muốn không nổi. Đề không nổ, đạp giò đạp cũng... tuột luốt. Xe dỏm và xấu quá đến nỗi khách phải “méc” công ty.
“Thời kỳ đầu Công ty Grab không xét xe, chỉ cần nộp CMND, hộ khẩu, bằng lái nên tui mới được chạy. Mới đây khách chê quá nên công ty yêu cầu phải thay lại “dàn áo” nhựa mới cho chạy tiếp, làm tui tốn 500.000 đồng”, ông Siêu kể.
Ông Siêu hiện sống một mình trong một căn nhà nhỏ ngay khu gò mả thuộc P.Phước Long, Q.9. Sáng gói xôi, mì gói, trưa đĩa cơm bình dân 20.000 đồng. Mỗi ngày ông đậu xe trước một cửa hàng tiện lợi gần nhà để xài ké wifi bắt khách chạy GrabBike. Lớn tuổi, sức khỏe yếu nên ông chỉ chạy từ 13 giờ trưa đến 18 - 19 giờ tối, kiếm gần 2 triệu đồng/tháng. Đứa con trai mỗi tháng gửi thêm 2 triệu đồng nữa, nên sống tằn tiện cũng đủ.
Ông cho biết, hồi trước ít tài, chở khách được nhiều hơn. Bây giờ chỉ khu này cũng trên dưới 10 tài nên cuốc ít hẳn. Đã vậy, có lần ông chở một bà Tây từ Q.9 lên Gò Vấp. Khi đến đúng địa chỉ bà khách xuống xe và… không trả tiền. Ông không biết tiếng Anh, may có em sinh viên gần đó dịch giùm mới biết bả nói ông chở đến sai chỗ nên không trả tiền (trong khi lỗi do bà ta không biết đường và đặt sai địa chỉ). Cuốc đó ông mất toi 63.000 đồng.
tin liên quan
GrabBike - Những cuốc xe đời - Kỳ 3: Đêm trên lưng ngựa sắtThế giới của họ là màn đêm, là những ly cà phê đặc quánh để tỉnh táo chở khách, là đối diện với những rủi ro rình rập...
“Nếu có một điều ước, ông muốn gì?”, tôi hỏi. “Có bà kia thương tui, cũng muốn về ở chung nhưng bả nói: “Em nghèo, anh cũng nghèo. Tụi mình mà về ở chung chắc làm bang chủ cái bang luôn quá”. Tui nghe rồi cũng chỉ biết im lặng. Mình lo thân mình còn chưa xong, làm sao lo thêm được cho bả. Bây giờ tui mà có 5 - 6 triệu đồng/tháng là ngon rồi”, ông Siêu tâm sự rồi cười móm mém, nhe hàm răng đã rụng gần hết. Ơ hay, ông cười mà sao mắt không vui?
Rủi ro rình rập
Ngày 3.7, tôi có cuốc từ công viên Lê Thị Riêng (Q.10) đến đường Trần Văn Giàu (Q.Bình Tân). Sau khi thả khách, một thanh niên đến xin quá giang. Thấy anh ta có vẻ nghèo, tôi đồng ý.
Đi ngang đoạn đường vắng gần Công ty PouYuen thì một vật nhọn chạm nhẹ sau lưng tôi cùng tiếng rít qua kẽ răng: “Móc hết tiền, điện thoại đưa đây”. Ngoảnh lại thấy ống tiêm đỏ lòm, chẳng biết máu thật hay nước màu nhưng cũng đủ làm tôi xanh mặt: “Sáng giờ em mới chạy hai cuốc. Có nhiêu tiền em đưa anh hết, anh cho em xin lại cái điện thoại cùi bắp này để kiếm cơm”. Nói rồi tôi lộn ngược túi móc hết tiền (gần 300.000 đồng) đưa cho anh ta. Người này chắc dân nghiện, không phải trấn lột chuyên nghiệp nên nghe tôi nói vậy liền gật đầu, cầm nắm tiền tôi đưa rồi nhanh chóng bỏ đi.
Thật ra chuyện trấn lột cũng khó xảy ra nếu cẩn thận đề phòng, không đi vào đường vắng, nhưng chuyện tài xế thường gặp là tai nạn giao thông. Một đội trưởng GrabBike cho biết, vài chục ngàn tài xế nên hầu như ngày nào cũng có tai nạn.
“Chúng tôi bật ứng dụng để tìm khách nhưng lúc chưa có khách mà bị tai nạn, chúng tôi không được bảo hiểm bồi thường. Điều này vô lý quá. Chưa kể, chẳng may bị tai nạn, bảo hiểm y tế không có nên nhiều anh em phải vay nóng để đóng viện phí. Giá như khi đó công ty cử người xuống xem xét tình hình và hỗ trợ ứng trước thì đỡ quá”, Nguyễn Hữu Hào, tài xế GrabBike từng bị tai nạn, nói.
|
tin liên quan
Trúng số độc đắc, người cha già kiện con gái ruột đòi lại tiền tỉ'Ngày tòa xử, tôi nhờ bạn đi dùm, tôi ở nhà không dám lên. Tôi sợ cảnh mình là cha mà phải đối mặt với con gái ruột trước tòa lắm', ông Tâm (*) nói.
Bình luận (0)