Hà Nội 'thay da đổi thịt' sau 69 năm giải phóng

10/10/2023 14:16 GMT+7

Hà Nội vẫn vươn lên mạnh mẽ, luôn xứng đáng vai trò là trung tâm lớn về hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước sau 69 năm giải phóng.

6 giờ ngày 9.10.1954, những tên lính thực dân cuối cùng rút qua cầu Long Biên (Hà Nội), quân và dân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố. Ngày 10.10.1954, hàng vạn người dân Hà Nội vỡ òa trong niềm vui đón đoàn quân chiến thắng trở về, giải phóng thủ đô.

Diện mạo Hà Nội sau 69 năm Ngày giải phóng thủ đô - Ảnh 1.

Đường phố trang hoàng cờ hoa chào mừng 69 năm Ngày giải phóng thủ đô. Trong ảnh là phố Hàng Đào (Q.Hoàn Kiếm)

ĐÌNH HUY

Ngày 10.10 đã trở thành biểu tượng của thủ đô "ca khúc khải hoàn." Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu sự kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ, hy sinh nhưng oanh liệt và vẻ vang của nhân dân thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.

Từ đó đến nay đã tròn 69 năm, dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng Hà Nội vẫn vươn lên mạnh mẽ để luôn xứng đáng vai trò là thủ đô - trung tâm lớn về hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước.

Dưới đây là một số hình ảnh về Hà Nội sau 69 năm giải phóng.

Diện mạo Hà Nội sau 69 năm Ngày giải phóng thủ đô - Ảnh 2.

Cầu Long Biên là cây cầu bắc qua sông Hồng, kết nối Q.Hoàn Kiếm, Q.Ba Đình với Q.Long Biên. Chiếc cầu được xây dựng từ năm 1898 - 1902 bởi Công ty Daydé & Pillé (Pháp) và được sử dụng vào năm 1903. Đến nay, cây cầu vẫn được sử dụng, chỉ dành cho xe máy, tàu hỏa, người đi bộ đi qua

ĐÌNH HUY

Diện mạo Hà Nội sau 69 năm Ngày giải phóng thủ đô - Ảnh 3.

Cột cờ Hà Nội (Q.Ba Đình) được xây dựng năm 1812. Đây là công trình còn nguyên vẹn trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long

ĐÌNH HUY

Diện mạo Hà Nội sau 69 năm Ngày giải phóng thủ đô - Ảnh 4.

Khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (Q.Hoàn Kiếm) trước đây vốn là một bãi đất hoang trồng dừa ven hồ Gươm. Sau này, khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, quảng trường được đổi tên thành Place Négrier. Thực dân Pháp rất coi trọng vị trí của quảng trường này và xem nó như trung tâm của thủ đô Hà Nội lúc bấy giờ. Ngày nay, đây là không gian mở phục vụ cho đời sống nhân dân, hoạt động văn hóa mang đậm nét Hà Nội

ĐÌNH HUY

Diện mạo Hà Nội sau 69 năm Ngày giải phóng thủ đô - Ảnh 5.

Sân vận động Mỹ Đình (Q.Nam Từ Liêm) được khánh thành vào năm 2003 có thiết kế được mượn từ kiểu dáng cổ xưa để làm giả hình ảnh hiện đại. Các hình khối của mái phía trên các khán đài được lấy ý tưởng từ hình dáng trống đồng Việt Nam. Đây là sân vận động lớn thứ 2 của Việt Nam, với sức chứa hơn 40.000 chỗ ngồi

ĐÌNH HUY

Diện mạo Hà Nội sau 69 năm Ngày giải phóng thủ đô - Ảnh 6.

Sau 69 năm giải phóng, các khu đô thị hiện đại như Vinhomes Ocean Park Gia Lâm, Vinhomes Times City... "mọc" lên san sát khắp Hà Nội

NGÔ TRẦN

Diện mạo Hà Nội sau 69 năm Ngày giải phóng thủ đô - Ảnh 7.

Các tòa nhà cao tầng "mọc" lên ở khắp thủ đô

NGÔ TRẦN

Diện mạo Hà Nội sau 69 năm Ngày giải phóng thủ đô - Ảnh 8.

Đại lộ Thăng Long được khởi công xây dựng ngày 20.3.2005 và khánh thành ngày 3.10.2010, nhân dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đại lộ Thăng Long nằm trong dự án đường Láng - Hòa Lạc, có tổng mức đầu tư 7.527 tỉ đồng

NGÔ TRẦN

Diện mạo Hà Nội sau 69 năm Ngày giải phóng thủ đô - Ảnh 9.

Trụ sở Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) tọa lạc tại khu D26 khu đô thị mới Cầu Giấy (Q.Cầu Giấy) được xây dựng từ năm 2019, đưa vào vận hành từ năm 2021. Tòa nhà này còn được biết đến là công trình xanh hiện đại, tiêu biểu của Hà Nội

NGÔ TRẦN

Diện mạo Hà Nội sau 69 năm Ngày giải phóng thủ đô - Ảnh 10.

Ngày 21.10.2012, đường Vành đai 3 trên cao thông xe. Thời điểm đó, công trình nhận được nhiều sự quan tâm của người dân Hà Nội khi lần đầu có tuyến vành đai trên cao. Tổng mức đầu tư của dự án hơn 5.500 tỉ đồng

NGÔ TRẦN

Diện mạo Hà Nội sau 69 năm Ngày giải phóng thủ đô - Ảnh 11.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông được khởi công xây dựng ngày 10.10.2011. Trải qua nhiều khó khăn, vướng mắc, đến ngày 6.11.2021, dự án được đưa vào khai thác. Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án khoảng 18.001 tỉ đồng

NGÔ TRẦN

Diện mạo Hà Nội sau 69 năm Ngày giải phóng thủ đô - Ảnh 12.

Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 khởi công tháng 1.2021, với tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỉ đồng. Cầu có điểm đầu giao với đường Trần Quang Khải - Nguyễn Khoái - Minh Khai (Q.Hai Bà Trưng), điểm cuối giao đường Long Biên - Thạch Bàn (Q.Long Biên). Sau hơn 2 năm thi công, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đã chính thức được đưa vào hoạt động để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân vào ngày 30.8

ĐÌNH HUY


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.