|
Cô cựu học sinh Trường PTTH Kim Liên cũng ấn tượng với nhiều lễ hội độc đáo khác của thủ đô, như lễ hội gò Đống Đa, hội Gióng, hội Cổ Loa ở ngoại thành dịp đầu xuân. “Theo thống kê của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, năm 2018, Hà Nội là địa phương có nhiều lễ hội nhất với 1.095 lễ hội lớn nhỏ. Đây thực sự là một con số khổng lồ và khó vùng đất nào sánh được”, Tú Anh tự hào.
“Tôi thấy ở nhiều lễ hội, ngoài phần đại tế, rước lễ và một số trò chơi dân gian phổ biến lại có những trò riêng của từng địa phương như đánh phết, hát quan họ, kéo co, đua thuyền... Tuy nhiên, điều tôi nhớ nhất là những món quà vặt mà chờ cả năm đến dịp này mới được ăn như chè lam, bỏng mật, bánh trôi tàu, bánh đúc nóng...” - Á hậu Tú Anh - một người con của Hà Nội đã lưu giữ trong tâm thức những ký ức giản dị như thế.
|
Là một người thuộc thế hệ Millennials (những người sinh ra từ khoảng năm 1980 đến những năm đầu thập niên 2000), á hậu Tú Anh chia sẻ, trước đây cha ông ta tổ chức lễ hội để vui chơi giải trí và phù hợp với thị hiếu đương thời. Ngày nay, thế hệ của cô đã sáng tạo ra nhiều lễ hội hiện đại, giảm bớt phần lễ mà tăng thêm phần hội để đáp ứng nhu cầu trải nghiệm.
Bản thân Tú Anh cũng có dịp tham gia nhiều lễ hội truyền thống lẫn hiện đại của các nước. Cô nhận thấy các lễ hội như vậy đều mang lại năng lượng tích cực về thể chất lẫn tinh thần cho con người, để đời sống cộng đồng thêm đa sắc.
“Nhắc về lễ hội xưa, tôi nhớ cảnh rước kiệu của các ông, các bà ở hội làng. Còn hội nay là cả quảng trường chật kín người, “quẩy” tung nóc với âm nhạc và ánh sáng”, cô tươi cười ví von.
Theo Tú Anh, tuổi trẻ năng nổ cần một không gian Hà Nội hiện đại hơn nữa để đáp ứng được nhu cầu sống trong tiện ích, được vui chơi giải trí sau mỗi ngày làm việc căng thẳng”. Và sẽ càng tuyệt vời hơn nếu ở không gian mới, điểm đến mới đó, các lễ hội vẫn giữ được bản sắc của nơi khởi thủy, lại hòa nhập được với nhịp sống đương đại.
Với tốc độ đô thị hóa, hiện đại hóa hiện nay, những mong ước đó ngày càng trở nên khó thực hiện. Trước thực trạng đó, một số nhà đầu tư phát triển bất động sản có tầm nhìn đã tính đến các giải pháp quy hoạch khu đô thị vừa đầy đủ các hạ tầng xã hội, tiện ích hiện đại nhưng vẫn đảm bảo được “tinh hoa phố cũ giữa dòng chảy toàn cầu”.
|
Nàng á hậu đã lấy khu đô thị The Manor Central Park làm dẫn chứng như một điểm đến mới, vừa mang được hồn cốt của lễ hội xưa, lại chuyên chở được mong mỏi của lớp trẻ về những festival nay.
Giống như Hà Nội là điểm hội tụ và thăng hoa của những lễ hội khắp mọi miền, khu đô thị nằm ở tâm điểm Tây Nam thủ đô này được Tập đoàn Bitexco kiến tạo với ước vọng trở thành điểm đến văn hóa mới, nơi kết nối cộng đồng thông qua các lễ hội giàu bản sắc Hà thành, các sự kiện âm nhạc đầy trẻ trung, hay những triển lãm giàu tính nghệ thuật…
Một lễ hội không chỉ diễn ra tại nơi nó được sinh ra, mà còn được tái hiện ở một địa điểm giàu giá trị tinh thần như The Manor Central Park, sẽ là giấc mơ thành sự thật với lớp trẻ như Tú Anh. “Đó là một cách trao đổi chéo về văn hóa. Nếu có một không gian lễ hội đáp ứng được điều đó, tôi sẵn sàng lựa chọn mà không đắn đo nhiều”, người đẹp chia sẻ.
Theo Tú Anh, dù Hà Nội xưa đã từng bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, nhưng nơi đây mãi là cái nôi văn minh, thanh lịch của cả nước. Và tại tâm điểm Tây Nam của thủ đô, Tập đoàn Bitexco đang ngày đêm kiến tạo một khu đô thị mang tầm quốc tế để góp phần lưu giữ trọn vẹn tinh hoa Hà Nội xưa, giao hòa cùng văn minh đô thị thế giới giữa dòng chảy toàn cầu không ngừng biến chuyển.
Bình luận (0)