Trước đó, UBND thành phố Hà Nội đã nhận được văn bản số 6781 của Bộ Giao thông vận tải về việc không áp dụng hình thức đi chung với xe hợp đồng.
Theo Bộ Giao thông vận tải, Thông tư số 63 quy định, các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và lái xe chỉ được đón, trả khách tại các địa điểm đã ghi trong hợp đồng và thu cước vận tải theo giá trị hợp đồng đã ký kết, không được bán vé, thu tiền, xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức.
Quy định cũng nêu rõ, hợp đồng vận chuyển hành khách được ký kết giữa đơn vị kinh doanh vận tải với tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê cả chuyến xe. Đối với mọi chuyến xe, đơn vị kinh doanh vận tải chỉ được ký kết một hợp đồng vận chuyển khách.
Hợp đồng vận chuyển hành khách phải có các nội dung cơ bản như thời gian thực hiện, địa chỉ nơi đi, đến, hành trình chạy xe chiều đi và về. Ngoài ra, hợp đồng cần ghi rõ số lượng hành khách, giá trị hợp đồng, quyền lợi của khách và dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình.
Bộ GTVT chưa đồng ý triển khai Grabshare, UberPOOL
Bộ GTVT vừa có văn bản yêu cầu Công ty TNHH Grab Taxi và Công ty TNHH
Uber VN không thực hiện dịch vụ đi chung xe Grabshare và UberPOOL đối
với xe hợp đồng.
Trước đề nghị này, UBND thành phố Hà Nội giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với sở, ngành liên quan nghiên cứu chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải, đề xuất, báo cáo UBND thành phố theo quy định.
Thực tế, tuy Bộ Giao thông vận tải đã có công văn cấm sử dụng hình thức đi chung xe Grabshare cũng như ứng dụng Uber POOLs, nhưng sau khi ra mắt vào tháng 5, Grab vẫn đang tiếp tục triển khai hình thức này.
Lệnh cấm Grabshare gặp nhiều ý kiến trái chiều khi nhiều chuyên gia và người tiêu dùng ủng hộ và cho rằng đây là một hình thức kinh doanh mới, trong khi các hiệp hội vận tải và doanh nghiệp taxi thì phản ứng quyết liệt.
Bình luận (0)