Ngày 23.2, bác sĩ (BS) Lê Văn Khen, Khoa ngoại, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau cho biết, sức khỏe bệnh nhi bị cá sấu cắn ở tay đã ổn định, vết thương tốt nhưng vẫn phải nằm viện để theo dõi.
Ngày 23.2, bác sĩ (BS) Lê Văn Khen, Khoa ngoại, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau cho biết, sức khỏe bệnh nhi bị cá sấu cắn ở tay đã ổn định, vết thương tốt nhưng vẫn phải nằm viện để theo dõi.
Vết thương trên tay cháu Tài do cá sấu cắn - Ảnh bệnh viện cung cấp |
Theo lời BS Khen, bệnh nhi Trần Khánh Tài (4 tuổi, ngụ xã Tắc Vân, TP.Cà Mau) nhập viện khoảng 15 giờ ngày 21.2 trong tình trạng bị thương ở cẳng tay phải.
“Khi bệnh nhi nhập viện, cẳng tay phải có nhiều vết thương. Sau khi thăm khám, hội chẩn chúng tôi nhanh chóng đưa bệnh nhi vào phòng mổ để phẫu thuật, khâu vết thương. May mắn, bệnh nhi chỉ bị thương ở phần mềm và đứt gân gấp cổ tay”, BS Khen nói.
Chị Trịnh Thị Bé, mẹ cháu Tài kể: “Ngày 21.2, sau khi cho cá sấu ăn, anh tôi dọn chuồng. Cháu Tài chơi ở đó, thấy ống nước cậu dẫn nước rửa chuồng cá thì chạy lại lấy. Bất ngờ, con cá sấu nằm gần đó cắn vào tay con tôi. Khi cháu khóc thét lên, anh tôi chạy đến ôm lấy cháu, thoát khỏi miệng cá sấu”.
BS Khen cũng thông tin, trước đó khoa tiếp nhận bệnh nhi Trần Trung Nguyên (4 tuổi) ngụ xã Phú Thuận, H.Đầm Dơi (Cà Mau) bị chó cắn nát bên mặt.
Vết thương trên mặt cháu Trung Nguyên do chó căn - Ảnh bệnh viện cung cấp
|
Theo lời người nhà của Nguyên, chiều 9.1, Nguyên sang nhà hàng xóm chơi. Nhà này có con chó mới đẻ. Do thích chó con, Nguyên sang bắt chó con chơi. Khi nghe Nguyên khóc thét, mọi người chạy đến xem thì thấy chó mẹ đang vật cháu bé xuống đất cắn vào mặt trái.
“Do chỉ tổn thương phần mềm nên sau khi khâu thẩm mỹ, theo dõi khoảng một tuần, chúng tôi cho xuất viện… Trẻ con rất hiếu động, nên các bậc phụ huynh cẩn thận khi trẻ con chơi đùa, đừng để tình huống đáng tiếc xảy ra”, BS Khen cảnh báo.
Bình luận (0)