Ngày 12.5, bác sĩ Nguyễn Văn Trung, Phó khoa Thần kinh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, cho biết sức khỏe bệnh nhân Lê Đình Thịnh (52 tuổi, ở TT.Chư Prông, H.Chư Prông, Gia Lai) đã chuyến biến khá tốt sau khi được cấp cứu kịp thời, thoát khỏi cơn đột quỵ nguy hiểm.
tin liên quan
Nguy cơ nhiễm độc thủy ngân từ dịch vụ nha khoaHiện ông Thịnh có thể nói chuyện, ăn uống bình thường và dự kiến sẽ xuất viện trong vài ngày tới.
Chiều 10.5, trong lúc đang đi làm rẫy, ông Thịnh đột ngột yếu liệt tay chân bên trái, tiếp xúc chậm, nói khó… nên được gia đình chuyển cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y dược - Hoàng Anh Gia Lai.
Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành chụp MRI, xác định ông Thịnh bị nhồi máu não do tắc nghẽn hoàn toàn động mạch não giữa bên phải và thương tổn kèm theo động mạch cảnh trong bên phải.
Ngay lập tức, các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y dược - Hoàng Anh Gia Lai tiêm thuốc tiêu huyết khối qua đường tĩnh mạch cho bệnh nhân Thịnh, đồng thời liên hệ ngay với Đơn vị Đột quỵ thuộc Khoa Thần kinh của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định để chuyển bệnh nhân đến cấp cứu.
tin liên quan
Từ TP.HCM ra Quảng Nam để xổ... sán xơ mít dài hơn 6 métĐây là nơi gần Bệnh viện Đại học Y dược - Hoàng Anh Gia Lai nhất có thể thực hiện được phẫu thuật can thiệp nội mạch để lấy khối bằng dụng cụ cơ học.
Nhận được tin báo, bác sĩ Hà Thị Phi Điệp, Trưởng khoa Thần kinh của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, lập tức huy động toàn bộ ê kíp thần kinh đột quỵ và ê kíp can thiệp mạch để sẵn sàng cấp cứu bệnh nhân Thịnh.
Đến 19 giờ 20 tối 10.5, ông Thịnh được đưa vào Đơn vị Đột quỵ của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định. Các bác sĩ khẩn trương làm thủ tục để can thiệp nội mạch lấy khối huyết.
“Bệnh nhân Thịnh bị tổn thương 2 tầng (động mạch cảnh trong và động mạch não giữa) nên phải tiến hành 2 kỹ thuật, gồm: đặt stent ở động mạch cảnh trong và lấy khối huyết ở động mạch não giữa. Khoảng 70 phút sau, các bác sĩ đã hoàn thành 2 kỹ thuật này. Đến sáng 11.5, bệnh nhân Thịnh đã khôi phục gần như hoàn toàn, tay chân bên trái đã hoạt động, ăn uống qua đường miệng…”, bác sĩ Nguyễn Văn Trung nói.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Trung, đây là trường hợp thứ 2 mà Bệnh viện Đại học Y dược - Hoàng Anh Gia Lai và Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định phối hợp nhịp nhàng với nhau để cấp cứu kịp thời bệnh nhân bị đột quỵ.
Hai bệnh viện này cách nhau khoảng 165 km nhưng hầu hết các quy trình cấp cứu bênh nhân Thịnh đều diễn ra trong khung giờ vàng đối với bệnh nhân đột quỵ (6 giờ đầu tiên). Bệnh nhân Thịnh được các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y dược - Hoàng Anh Gia Lai đã chẩn đoán chính xác, tiến hành can thiệp và chuyển viện rất kịp thời.
Bình luận (0)