Hai phương án bảo tồn vỏ tàu cổ đắm

18/07/2013 03:25 GMT+7

Ngày 16.7, UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết đã đề nghị Bộ VH-TT-DL xem xét, sớm cho ý kiến về 2 phương án bảo tồn vỏ tàu cổ bị đắm tại vùng biển thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu (H.Bình Sơn), mà UBND tỉnh này đã đề xuất.

Theo đó, một là, đưa vỏ tàu về Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi để bảo tồn, phát huy giá trị phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và tham quan. Với phương án này, cần huy động nguồn tài chính rất lớn và kinh nghiệm xử lý, bảo quản tiên tiến của các chuyên gia trong nước và nước ngoài.

 Hai phương án bảo tồn vỏ tàu cổ đắm
Chiếc tàu đắm ở Bình Châu là con tàu cổ nhất được phát hiện trong vùng biển Việt Nam - Ảnh: Hiển Cừ 

Hai là, bảo tồn tại chỗ. Phương án này sẽ tạo nên một địa chỉ để nghiên cứu và du lịch văn hóa biển đặc biệt hiếm có, có thể khai thác trong nhiều năm kết hợp với việc trưng bày, giới thiệu các loại hình hiện vật tiêu biểu được tìm thấy bên trong tàu cổ đắm. Tuy nhiên, công tác bảo vệ vỏ tàu, tránh sự xâm hại của môi trường và con người là rất khó.

Theo các chuyên gia, mặc dù đã có phần bị hủy hoại nhưng vỏ tàu cổ đắm ở Bình Châu vẫn có hiện trạng tốt nhất từ trước đến nay, với chiều dài từ phần mũi tàu đến đuôi tàu là 20,5 m, chiều ngang rộng nhất của tàu nằm ở khoảng giữa tàu là 5,6 m. Thân tàu được chia thành 13 khoang, có 12 vách ngăn. Tàu cổ đắm chỉ nằm cách bờ biển 200 m, độ sâu từ 3,5 - 4 m. Đây là con tàu được phát hiện trong vùng biển Việt Nam có niên đại cổ nhất, thuộc thế kỷ 13.

Hiển Cừ 

>> Khác biệt tàu cổ đắm ở Quảng Ngãi
>> Giới thiệu hơn 4.000 cổ vật trên tàu cổ đắm
>> Hoàn tất trục vớt cổ vật trong tàu cổ đắm
>> Chính thức khai quật tàu cổ đắm
>> Thi công đê chắn sóng tại khu vực tàu cổ đắm
>> Cấm tàu thuyền neo đậu tại khu vực tàu cổ đắm

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.