Với mẫu tầng mặt vùng nước màu vàng ở khu vực bến số 1 cảng Chân Mây, giá trị thông số amoni (NH4+) vượt 3,84 lần.
Theo các tài liệu khoa học, bản thân amoni không quá độc với cơ thể, nhưng nếu tồn tại trong nước với hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép có thể chuyển hóa thành các chất gây ung thư và các bệnh nguy hiểm khác.
Cũng theo sở này, nguyên nhân gây ra hiện tượng vệt nước vàng trên biển ở khu vực biển Cảnh Dương, vịnh Chân Mây là do sự xuất hiện và phát triển mạnh của loài tảo giáp Gonyaulax polygramma, gây ra hiện tượng tảo nở hoa nước (thủy triều đỏ) làm nước biển đổi màu, có mùi tanh hôi.
Đồng thời, làm giảm nồng độ ô xy trong nước ở một số thời điểm, làm cho thủy sản trong khu vực có hiện tượng nổi trên bề mặt và chết rải rác.
tin liên quan
Khuyến cáo người dân không ăn cá 'lờ đờ' ở biển Chân MâyÔng Lê Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, Sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên-Huế, cho rằng trước hiện tượng cá chết và nổi lờ đờ ở vùng biển Chân Mây, khi chưa có kết luận của cơ quan chức trách, người dân không nên ăn loại cá này.
Bình luận (0)