Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore ngày 4.6, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Shinsuke Sugiyama nói cần phải làm điều gì đó để thay đổi chính sách của Triều Tiên, theo hãng tin Kyodo ngày 5.6.
Ông Sugiyama thúc giục Trung Quốc hành động nhiều hơn trong vấn đề này vì Bắc Kinh là đối tác thương mại chính của Triều Tiên. Ông Yoon Soon-ju, tổng cục trưởng về chính sách quốc tế thuộc Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng nhận định “Trung Quốc đến nay vẫn đóng vai trò bị động nhưng có thể thay đổi để có tính xây dựng hơn trong việc ngăn chặn canh bạc hạt nhân của Triều Tiên”.
“Trung Quốc muốn là một cường quốc có trách nhiệm trong khu vực, nhưng họ lại cung cấp một lượng dầu mỏ và thực phẩm lớn cho Triều Tiên, được coi như là đường sống cho sự tồn tại của chế độ Triều Tiên”, ông Yoon nhấn mạnh.
Theo quan chức Hàn Quốc, những lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc không đủ mạnh để thúc đẩy sự thay đổi tại Triều Tiên.
tin liên quan
Mỹ, Nhật, Hàn diễn tập chống tên lửa Triều Tiên, Trung Quốc lo ngạiMỹ và 2 đồng minh châu Á là Hàn Quốc và Nhật Bản lần đầu tiên sẽ tham gia một cuộc diễn tập chống tên lửa Triều Tiên, một quan chức Hàn Quốc cho hay ngày 16.5.
Trong khi đó, thượng tá Lu Yin, nghiên cứu viên tại đại học Quốc phòng Trung Quốc lại bảo vệ lập trường của chính phủ nước này về vấn đề hạt nhân Triều Tiên. “Sự ảnh hưởng của Triều Tiên đã bị hạn chế. Kể từ khi Triều Tiên trở thành một nước có chủ quyền, Trung Quốc chỉ có thể thuyết phục thay vì ép buộc”, bà Lu Yin khẳng định.
Để đề phòng những mối đe doạ từ Triều Tiên, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani ngày 4.6 thông báo nước này và Hàn Quốc đã đồng ý mở rộng hệ thống liên lạc khẩn cấp giữa Bộ Quốc phòng 2 nước, theo Reuters.
Những căng thẳng tại khu vực tăng cao từ khi Triều Tiên thử hạt nhân lân 4 hồi tháng 1, sau đó là hàng loạt vụ thử tên lửa. Mới đây nhất, Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo nhưng bị thất bại hôm 31.5.
|
Ông Nakatani cho biết đường dây liên lạc khẩn cấp giữa Bộ trưởng Quốc phòng 2 nước sẽ được sử dụng khi xảy ra các trường hợp liên quan đến an ninh như phóng tên lửa.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật cũng tiết lộ sẽ đàm phán về việc chia sẻ với Hàn Quốc thông tin chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên. Theo đó, Hàn Quốc sẽ chuyển những thông tin liên quan cho Mỹ, theo hiệp ước chia sẻ và bảo vệ thông tin tình báo gọi là Thoả thuận an ninh chung về thông tin quân sự (GSOMIA). Sau đó, Mỹ sẽ chuyển những thông tin này cho Nhật Bản theo hiệp ước tương tự giữa 2 nước.
Bình luận (0)