|
Hai dự án nói trên được thông báo trong một cuộc họp kéo dài hai ngày của nhóm công tác đặc biệt do ICAO thành lập, Reuters cho biết ngày 27.8.
Nhóm này chuyên rà soát các nguy cơ đối với các máy bay dân sự bay ngang vùng đang có giao tranh.
Dự án đầu tiên sẽ tìm hiểu cách thức sử dụng hệ thống Thông báo cho phi công (NOTAM) hiện hành sao cho có thể chia sẻ thông tin khẩn về hiểm họa một cách tốt hơn, theo thông báo từ ICAO.
Dự án còn lại, dự kiến sẽ được triển khai bởi “các đối tác chính của ICAO”, sẽ thiết lập một hệ thống tập trung mới dùng để “chia sẻ ngay tức thì các thông tin về vùng đang có giao tranh”, tổ chức trực thuộc Liên Hiệp Quốc cho biết, nhưng không nêu danh tính của các đối tác.
“Các dự án này sẽ giúp đảm bảo sự an toàn của hành khách và phi hành đoàn, bất kể họ đang bay trên máy bay của hãng hàng không nào hoặc điểm họ bay đến là đâu”, Reuters dẫn lời ông David McMillan, người đứng đầu nhóm công tác đặc biệt của ICAO.
ICAO thành lập nhóm này sau khi máy bay MH17 của Malaysia Airlines bị bắn hạ ở miền đông Ukraine hồi tháng 7, khiến toàn bộ 298 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
Thảm kịch khiến một số hãng hàng không thúc giục ICAO nên có một vai trò lớn hơn trong việc hướng dẫn các hãng hàng không về các mối hiểm họa.
ICAO hiện không có khả năng đóng hoặc mở không phận tại các vùng chiến sự và cũng không thể cung cấp các hướng dẫn chi tiết về nơi các chuyến bay dân sự có thể bị đe dọa bởi tên lửa.
Hoàng Uy
>> Hàng không thế giới 'vá' lỗ hổng an ninh
>> Bên trong 'Top 10' hãng hàng không an toàn nhất thế giới
>> Một hãng hàng không Trung Quốc bị kiện vì từ chối hành khách nhiễm HIV
>> Các hãng hàng không né không phận Iraq sau khi Mỹ không kích
Bình luận (0)