Hàng loạt sự cố hàng không vì phi công ‘lụt nghề’, côn trùng làm tổ

15/12/2020 14:00 GMT+7

Việc dừng bay do đại dịch Covid-19 khiến an toàn hàng không trở thành vấn đề đáng lo ngại khi phi công, máy bay hoạt động trở lại.

Hãng Reuters ngày 15.12 đưa tin các cơ quan chức năng, bảo hiểm và chuyên gia cảnh báo các hãng hàng không cần thận trọng hơn khi vận hành trở lại các máy bay từng dừng bay do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.
Các yếu tố nguy cơ bao gồm việc phi công bị “lụt nghề”, lỗi bảo trì và thậm chí côn trùng làm tổ tại các cảm biến quan trọng.

Rộ lo ngại cao về an toàn hàng không sau khi máy bay "nằm đất" quá lâu

Cơ quan An toàn Hàng không Liên minh châu Âu (EASA) cảnh báo xu hướng đáng báo động của các vụ phi công báo cáo về chỉ số tốc độ và cao độ không đáng tin trong chuyến bay đầu tiên sau khi máy bay hoạt động lại.

Côn trùng làm tổ

Trong một số trường hợp, phi công phải hủy cất cánh hoặc máy bay quay lại hạ cánh khẩn cấp tại nơi xuất phát. Đa số các trường hợp truy ra nguyên nhân là do côn trùng làm tổ trong các ống pitot (đo tốc độ gió so với máy bay) và cảm biến áp suất cung cấp các dữ liệu quan trọng đến hệ thống máy tính trên máy bay.
Vào tháng 6, một chuyến bay của hãng Wizz Air Holdings PLC (Thụy Sĩ) phải dừng cất cánh vì phi công phát hiện tốc độ gió bằng 0. Kiểm tra sau đó phát hiện tổ côn trùng trong ống pitot. Máy bay trước đó đã dừng bay 12 tuần.
Côn trùng làm tổ trong ống pitot là nguyên nhân khiến chuyến bay thuê bao của hãng Birgenair tại Cộng hòa Dominica bị rơi vào năm 1996 khiến 189 người thiệt mạng.

Phi công lụt nghề

Đại dịch Covid-19 dẫn đến làn sóng dừng bay chưa từng thấy, khi có thời điểm 2/3 số máy bay trên toàn cầu dừng bay. Theo Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), số vụ tiếp cận sân bay để hạ cánh thiếu ổn định hoặc xử lý kém tăng vọt trong năm nay.

Các hãng hàng không gấp rút chuẩn bị vận chuyển vắc xin ngừa Covid-19

Theo sau cảnh báo trên, các hãng bảo hiểm đang chất vấn những hãng hàng không về việc có huấn luyện thêm cho phi công về hạ cánh hay không, theo ông Gary Moran thuộc công ty môi giới bảo hiểm Aon PLC.
Việc tiếp cận và hạ cánh buộc phi hành đoàn phải tập luyện và trải nghiệm thường xuyên để đảm bảo an toàn. Theo hãng Airbus, các tai nạn chết người trong ngành hàng không thường do tiếp cận sân bay, trong khi các tai nạn không chết người chiếm tỷ lệ lớn trong lúc hạ cánh.
Vào tháng 5, máy bay của Hãng hàng không quốc tế Pakistan rơi sau khi tiếp cận không ổn định khiến 97 người thiệt mạng. Đến tháng 8, một máy bay của Air India Express gặp nạn khi hạ cánh khiến 18 người chết, cũng do tiếp cận thiếu ổn định.

Động cơ tắt giữa chừng

Theo EASE, việc dừng bay quá lâu còn dẫn đến các nguy cơ động cơ tắt khi đang bay do vấn đề kỹ thuật, hệ thống nhiên liệu bị ảnh hưởng, giảm áp lực thắng và pin khẩn cấp bị giảm nguồn.
Các hãng hàng không đã phát triển các chương trình huấn luyện cho phi công bay trở lại, với các cấp độ khác nhau tùy vào thời gian họ dừng bay. Theo ông Peter Meiresonne đại diện Hiệp hội Phi công Hàng không Quốc tế (IFALPA) cho rằng các phi công còn cần phải đánh giá trung thực về kỹ năng và sự tự tin khi quay lại làm việc.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.