Theo Bloomberg, hãng thời trang Tây Ban Nha Inditex là tập đoàn thời trang lớn nhất trên thế giới, vận hành hơn 7.200 cửa hàng ở 93 thị trường và sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng như Zara, Pull & Bear, Bershka, Stradivarius. Hennes & Mauritz hay H&M là doanh nghiệp đa quốc gia Thụy Điển, có hơn 4.000 cửa hàng hoạt động trên 62 nước.
Báo cáo hoạt động kinh doanh của hai hãng trên thể hiện khó khăn mà ngành công nghiệp thời trang thế giới đang phải đối mặt giữa lúc người tiêu dùng chuyển hướng chi tiêu cho các hoạt động giải trí, hoặc tăng mua sắm quần áo của những hãng này thông qua các nhà cung ứng trực tuyến. Các thương hiệu thời trang cũng đối mặt cảnh bị đặt dưới áp lực giá cả vì cạnh tranh lên cao, trong khi chi phí sản xuất đi lên cũng làm giảm lợi nhuận.
“Trong tháng 2, dữ liệu ngành công nghiệp cho thấy tình hình đầy thách thức. Doanh số hạ 9% ở Đức, 6% ở Thụy Điển phản ánh tiền đang chuyển sang một số mảng tiêu dùng khác”, nhà phân tích Richard Chamberlain của RBC Capital cho hay.
Cổ phiếu H&M giảm 5,1% ở Stockholm, mức cao nhất trong ba tháng qua, sau thông tin doanh số hạ. Doanh số H&M giảm 1% trong tháng vừa qua cũng một phần vì tháng 2 năm nay chỉ có 28 ngày. Ông Chamberlain cho rằng doanh số tại cửa hàng của H&M hạ 3% trong tháng 3, chịu ảnh hưởng từ các điều kiện ngày càng khó khăn của ngành công nghiệp và việc người tiêu dùng ngày càng ưu chuộng mua sắm online.
H&M đã và đang chịu áp lực từ doanh nghiệp đối thủ Inditex, vốn tăng trưởng mạnh hơn trong những năm gần đây. Biên lợi nhuận gộp của Inditex hạ từ 57,8% xuống 57% trong 12 tháng tính đến tháng 1.
Hoạt động kinh doanh kém cũng khiến cổ phiếu Inditex hạ 2,7%, mức cao nhất từ tháng 12.2016. Theo Inditex, biên lợi nhuận gộp của hãng đi xuống là vì biến động tiền tệ. Tỷ giá ngoại hối hạ 3 điểm phần trăm so với tăng trưởng doanh thu. Nội tệ Nga, Trung Quốc và Mexico suy yếu làm giảm giá trị doanh thu tại những thị trường này khi đổi sang đồng euro.
tin liên quan
Mặt trái của 'thời trang ăn liền'H&M, Zara, Topshop là những thương hiệu đại diện cho 'thời trang ăn liền' vốn nhạy bén với xu hướng, có thể tung sản phẩm với giá phải chăng. Dù vậy, mảng kinh doanh này có nhiều mặt trái.
Bình luận (0)