Chiều tối 28.8, PV
Thanh Niên có mặt tại lô d, khoảnh 6, tiểu khu 216, hàng trăm cây thông
bi cưa hạ còn trơ gốc, một số còn rỉ nhựa. Tại hiện trường còn hàng chục lóng gỗ từ 1 - 4m được gom thành từng đống để đốt, một vài vị trí khác gỗ bị đốt nham nhở. Nhiều gốc thông đường kính từ 20 - 60 cm cũng bị đốt cháy để... phi tang.
Gần 500 cây thông đường kính từ 20 - 60cm bị cưa hạ tại tiểu khu 216 Ảnh: Lâm Viên
|
Nhiều cây thông 3 lá mới bị cưa hạ Ảnh: Lâm Viên
|
Gốc cây thông cổ thụ này có đường kính 60 cm Ảnh: Lâm Viên
|
Theo ông Lê Văn Tân, Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Phi Liêng, thống kê tại tiểu khu 216 có 459 cây thông 3 lá đường kính từ 20 - 60cm bị cưa hạ, 556 cây khác bị
đổ hóa chất đang chết khô, đa phần là cây rừng trồng từ năm 1997.
Gỗ thông được chất đống để đốt Ảnh: Lâm Viên
|
Gỗ thông bị đốt nham nhở Ảnh: Lâm Viên
|
Các gốc thông cũng bị đốt để... phi tang Ảnh: Lâm Viên
|
Gỗ chưa được chuyển đi Ảnh: Lâm Viên
|
Qua kiểm tra của cơ quan chức năng diện tích rừng bị tàn phá trái phép tại lô d, khoảnh 6, tiểu khu 216 là 39.808m2.
Trên 1.000 cây thông bị dạt vỏ đổ hóa chất đầu độc tại TK 215 và TK 216 Ảnh: Lâm Viên
|
Thông bị "gọt" để đổ hóa chất khiến cây chết dần Ảnh:Lâm Viên
|
Tương tự, tại tiểu khu 215 cũng có gần 1.000 cây thông khác bị "gọt" vỏ, đổ hóa chất, hàng chục cây thông trên 50 năm tuổi bị cưa hạ và có dấu hiệu trồng các dãy vông để phân ranh đất rừng để "xí phần".
Rừng thông bị chết khô Ảnh: Lâm Viên
|
Rừng thông tại TK 216 chết khô Ảnh: Lâm Viên
|
Điều đáng nói, các tiểu khu 215 và 216 chỉ cách UBND xã Phi Liêng khoảng 800m cách trụ sở Ban Quản lý rừng phòng hộ Phi Liêng chỉ hơn 1 km.
Tại các cuộc tiếp xúc cử tri gần đây, người dân địa phương đặt dấu hỏi lớn về trách nhiệm của Ban Quản lý rừng, Chính quyền xã Phi Liêng, ngành kiểm lâm… trong việc quản lý, bảo vệ rừng.
Bình luận (0)