Theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, nhiều doanh nghiệp vẫn đang trong giai đoạn tìm cách phục hồi đơn hàng, cố gắng giữ việc làm cho người lao động, đặc biệt là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dệt may - giày da, bất động sản, xây dựng, sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ…
Tuy nhiên, ở các lĩnh vực khác như sản xuất lương thực, thực phẩm, đồ uống; sản xuất sản phẩm điện tử máy tính; bán buôn và bán lẻ; du lịch; tài chính - ngân hàng… vẫn có nhu cầu tuyển dụng tăng.
Ngoài ra, tình hình quan hệ lao động từ tháng 4 đến nay vẫn ổn định, hài hòa.
Hơn 5.700 công nhân PouYuen đồng loạt mất việc sẽ được hưởng chế độ gì?
Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM Nguyễn Văn Lâm cũng thông tin rằng trước bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm, lạm phát cao, hàng ngàn người lao động mất việc, TP.HCM đang có nhiều biện pháp chủ động, tích cực nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động.
Cụ thể, chính quyền các quận huyện và TP.Thủ Đức thường xuyên nắm tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, tình hình quan hệ lao động để hỗ trợ kịp thời, phòng ngừa tranh chấp tập thể, ngừng việc.
Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cũng phối hợp UBND các địa phương theo dõi sát tình hình và phương án giảm lao động tại các doanh nghiệp có trụ sở đóng trên địa bàn.
Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM tổ chức các phiên, sàn giao dịch việc làm nhằm kết nối cung - cầu lao động, giải quyết kịp thời các chính sách bảo hiểm thất nghiệp, đào tạo nghề cũng như hướng dẫn các doanh nghiệp rà soát, thực hiện đúng các chế độ, chính sách với người lao động.
Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cũng đề nghị Bảo hiểm xã hội TP.HCM chủ động kiểm tra, giám sát tình hình nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của các doanh nghiệp.
Bình luận (0)