Theo quyết định mới nhất thì hàng quán ở TP.HCM sẽ được bán tại chỗ từ ngày mai 28.10 và sẽ phải đóng cửa trước 21 giờ hằng ngày (trừ hệ thống nhà hàng tiệc cưới, nhà hàng tại các cơ sở lưu trú, điểm tham quan), công suất hoạt động tối đá 50% khách và không bán, không để khách sử dụng đồ uống có cồn.
Hiện chỉ có Q.7 và TP.Thủ Đức được UBND TP.HCM giao tổ chức thí điểm việc thực hiện ăn uống tại chỗ có bán và sử dụng đồ uống có cồn, thời gian thí điểm đến hết ngày 15.11.
Đã chuẩn bị xong xuôi
Sau nhiều tháng xếp gọn bàn ghế vào một góc, nhiều quán ăn ở TP.HCM đã rục rịch mang ra lau dọn, sắp xếp ngay ngắn, nóng lòng được phục vụ khách ngồi lại ăn sau thời gian chỉ bán mang về.
TP.HCM sẽ cho phép hàng quán ăn uống tại chỗ được phục vụ bia, rượu |
Từ chiều 25.10, anh Nguyễn Anh Tứ (24 tuổi, nhân viên quán bún bò Đông Ba Gia Hội, đường Nguyễn Kiệm, Q.Phú Nhuận) bắt đầu lau dọn lại bàn ghế, cho muỗng đũa vào ống chuẩn bị bán tại chỗ.
Sau thời gian bán mang đi, cả người bán và người mua đều mong được bán tại chỗ, ăn tại chỗ |
cao an biên |
Chị Trương Thị Hạnh (36 tuổi, chủ thương hiệu bún bò trên) cho biết hơn 15 quán ăn của mình đủ điều kiện bán mang về từ ngày 11.9 và đã bán cho đến nay. Trung bình mỗi chi nhánh của chị bán từ 50 - 60kg bún/ngày (tương đương 300 phần). Tuy nhiên, cả chủ quán và nhân viên đều trông đến ngày được bán tại chỗ.
Vẫn bán mang về nhưng nhều hàng quán đã bày bàn ghế trở lại |
lê hồng hạnh |
Hàng quán Sài Gòn trước ngày bán tại chỗ: ‘Mừng nhưng vẫn lo’ |
“Tôi nói nhân viên cứ chuẩn bị sẵn, chờ một thông báo chính thức là bán lại ngay và luôn. Thời gian qua có nhiều shipper đến nhận hàng rồi mua bún để ăn, nhưng tôi đâu dám mời họ vào quán ngồi. Thấy họ ra vỉa hè hay kiếm chỗ nào đó ngồi ăn mà thấy tội gì đâu. Nếu được bán tại chỗ thì họ ngồi ăn thoải mái rồi”, chị nói.
Bàn ghế được lau dọn sạch sẽ sau nhiều tháng nằm gọn trong góc quán |
lê hồng hạnh |
Chị Lê Thanh Trúc (25 tuổi, trọ Q.Bình Thạnh) trên đường đi làm về ghé quán bún của chị Hạnh để mua mang đi. Thấy quán được dọn tươm tất, chị hỏi nhân viên: “Bán tại chỗ rồi ha anh?”. Anh Tứ trả lời: “Tụi em dọn sẵn vậy thôi chị ơi, khi nào chính quyền cho thì mới bán”. Chị Trúc cũng mong chờ hàng quán được bán tại chỗ vì nhiều lý do, tuy nhiên theo chị nhiều món ăn phải thưởng thức tại quán thì mới ngon và “đỡ phải rửa chén”.
Tương tự, anh Cao Đăng Việt (ngụ Q.Phú Nhuận, chủ của một quán bán trà sữa và đồ ăn vặt trên đường Phan Đăng Lưu, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) cho biết anh bán mang đi từ ngày 1.10. Do lượng khách chủ yếu là các bạn trẻ, không gián quán mở và thoáng mát nên trước dịch quán rất đông khách, nhất là từ 19 giờ - 21 giờ.
Anh Việt sẵn sàng để phục vụ khách ngồi tại chỗ |
lê hồng hạnh |
Quán của anh Việt có khoảng 40 - 50 ghế, chủ quán để sẵn ở bên trong nhà để đợi thông báo chính thức nếu được bán tại chỗ thì xếp ra cho khách ngồi tùy theo số lượng khách đến.
“Nghỉ 4 tháng rồi lâu quá rồi nên giờ chỉ mong muốn được bán lại để kiếm tiền chứ thất nghiệp cũng buồn. Mong tình hình dịch ổn định để cuộc sống lại trở lại bình thường”, anh bày tỏ.
Bản tin Covid-19 ngày 27.10: Ca dương tính ở TP.HCM tăng trở lại | Bắt đầu tiêm vắc xin cho trẻ em |
“Mừng lắm!”
Là chủ một quán lẩu Nhật Agechan trên đường Nguyễn Kiệm (Q.Gò Vấp, TP.HCM), anh Ngô Văn Dương chia sẻ vì món chính của quán là món lẩu nên rất mong ngóng được bán tại chỗ và đã chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng.
Quạt được anh Dương lắp đặt thay cho máy lạnh |
lê hồng hạnh |
Anh Dương cho biết đã tắt hết tất cả các máy lạnh ở trong quán và lắp đặt quạt trần để thay thế. Bàn ghế cũng được anh Dương dọn sẵn ra nhưng ít hơn lúc chưa có dịch để đảm bảo khoảng cách. Bên cạnh nước sát khuẩn, khẩu trang, anh Dương còn mua thêm kit test nhanh Covid-19 cho nhân viên để đảm bảo an toàn.
“Lúc bắt đầu mở lại thì khách quen gọi điện đặt hàng cũng nhiều, nhưng là món lẩu nên khách hàng sẽ muốn ngồi lại tại quán ăn hơn là mua mang về. Nghe thông tin sẽ được phục vụ tại chỗ thì mừng lắm, vì công việc cũng đã ảnh hưởng suốt nhiều tháng qua”, anh tâm sự. Anh Dương đã nhập về nguyên liệu mới để đáp ứng nhu cầu nếu khách được ngồi lại tại quán.
Anh Dương cũng nhập về nguyên liệu mới cho món lẩu |
lê hồng hạnh |
Vợ chồng ông Xu bán phở trở lại hơn 1 tuần nay, song vắng khách |
Cao an biên |
Bàn ghế tại quán được lau dọn sạch sẽ. Chủ quán háo hức, mong chờ |
CAO AN BIÊN |
Cũng giống những quán ăn khác, quán Phở 411 trên đường Nguyễn Xí (Q.Bình Thạnh) bán hơn 20 năm của vợ chồng ông Lê Văn Xu (52 tuổi) bàn ghế đã được xếp ngay ngắn, lau dọn bóng loáng nhiều ngày nay.
Mới mở bán mang về hơn 1 tuần nay, mỗi ngày quán bán chừng 50 - 80 phần, giảm 70% so với thời điểm trước dịch. Theo ông, việc bán tại chỗ sẽ giúp khách đến quán mình nhiều hơn và chất lượng món ăn cũng đảm bảo hơn. “Khách mang về nguội hết trơn thì đâu còn gì ngon”, chủ quán hy vọng.
Chiều 27.10, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình đã ký quyết định ban hành quyết định điều chỉnh, sửa đổi Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, quyết định có hiệu lực từ hôm nay.
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống khi hoạt động phải đạt 4 tiêu chí. Xem chi tiết 4 tiêu chí tại đây.
Bình luận (0)